Nếu thấy bánh chưng có dấu hiệu này bạn phải loại bỏ chúng ngay.
Mỗi dịp Tết đến, các gia đình Việt lại có thói quen gói nhiều bánh chưng với số lượng lớn. Bánh chưng thường được bảo quản trong nhiệt độ phòng cả tháng, chịu sự tác động của thời tiết hoặc độ ẩm dẫn đến dễ bị mốc. Hơn nữa, bánh chưng còn là món ăn có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng, là môi trường phù hợp để nấm mốc phát triển.
Mỗi dịp Tết đến, các gia đình Việt lại có thói quen gói nhiều bánh chưng với số lượng lớn.
Khi bánh chưng bị mốc, hầu hết các gia đình sẽ cắt bỏ phần mốc đi rồi giữ lại phần lành lặn, tuy nhiên đây là một thói quen gây hại vô cùng.
Bánh chưng có dấu hiệu này tuyệt đối đừng ăn vì dễ chứa độc tố gây ung thư
Dấu hiệu bánh chưng mốc bao gồm: Nấm mốc xuất hiện ở một lá bánh, hoặc bánh đổi màu, bị chua, có mùi lạ, xuất hiện nhớt trên bánh… Lúc này, bánh không còn ăn được nữa, không nên luộc lại hay cắt bỏ phần bánh có chứa nấm mốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội): Việc tiêu thụ những chiếc bánh chưng như vậy rất dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.
Dấu hiệu bánh chưng mốc bao gồm: Nấm mốc xuất hiện ở một lá bánh, hoặc bánh đổi màu, bị chua, có mùi lạ, xuất hiện nhớt trên bánh…
Tất cả các thực phẩm bị mốc đều có khả năng sinh ra các độc tố, nguy hiểm nhất là aflatoxin. Aflatoxin là một trong những tác nhân gây ung thư rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay.
Aflatoxin là một chất có độc tính cao. Nó nguy hiểm gấp 68 lần asen, 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Đáng nói, độc tính của aflatoxin còn nguy hiểm gấp 68 lần asen và 10 lần so với kali xyanua , có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin đã đủ để gây ra bệnh ung thư. Năm 1993, nó được phân loại là chất gây ung thư loại 1 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Những thực phẩm giàu tinh bột là “chỗ yêu thích” để aflatoxin phát triển. Kể cả khi bạn đun lại bánh chưng hay rán chín thì nấm mốc này vẫn tồn tại và có khả năng gây hại cho cơ thể.
Vị chuyên gia khuyên, tốt nhất nên ăn khi bánh còn mới. Để bánh không bị mốc, tốt nhất bạn nên gói lượng bánh vừa đủ để ăn trong những ngày Tết. Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng), nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng. Có thể sử dụng lò vi sóng hoặc hấp lại trước khi ăn thay vì rán bánh.
Làm sao để bảo quản bánh chưng bảo quản được lâu?
Việc bánh chưng bảo quản được lâu hay không còn tùy thuộc vào các khâu vệ sinh lá bánh, gói bánh, luộc bánh, sau đó là tích trữ bánh. Để bánh chưng bảo quản được lâu hơn, các gia đình cần lưu ý:
– Lá dùng để gói bánh nên được rửa kỹ và để ráo nước.
Nếu bánh có hiện tượng lại gạo (bánh cứng), nên luộc, chiên hoặc hấp lại và tiếp tục dùng.
– Quá trình gói không nên quá chặt tay hoặc quá lỏng tay.
– Trong khi nấu cần luộc làm sao để bánh được chín đều. Sau khi bánh được dỡ ra, nên rửa lại bánh bằng nước sạch để loại bỏ nước, nhớt khi luộc còn bám trên bánh, tránh cho bánh bị ôi thiu nhanh, nhất là khi thời tiết nắng nóng.
– Để bánh trong ngăn mát, nhiệt độ từ 5-10 độ C. Ăn tới đâu, cắt tới đó, phần còn lại được gói kĩ trong túi nilon.
– Nếu muốn bảo quản bánh chưng lâu hơn, các gia đình có thể bảo quản bánh ở ngăn đông tủ lạnh mức -18 độ C, cách này giúp bạn giữ bánh chưng được khoảng 1 tháng.