Giải đáp Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy đi được?

Theo hướng mũi tên, những hướng nào xe gắn máy đi được?

Đáp án: Cả ba hướng đều đi được
Giải thích:Cả 3 hướng xe gắn máy đều được phép đi vào vì hướng 2 biển báo cấm mô tô 2 bánh (không cấm xe gắn máy), hướng 3 cấm xe ô tô (xe gắn máy được phép đi vào).

Xe mô tô và xe gắn máy khác nhau ở những điểm nào?

Xe mô tô và xe gắn máy là hai trong các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (hay còn gọi xe cơ giới). Chúng được phân biệt với nhau thông qua các đặc điểm sau đây:

Tiêu chí phân biệt

Xe mô tô

Xe gắn máy

Khái niệm Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg. Xe gắn máy là chỉ phương tiện chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h. Nếu dẫn động là động cơ nhiệt thì dung tích làm việc hoặc dung tích tương đương dưới 50 cm3 .
Ví dụ minh họa Các dòng xe phổ biến như vision, lead, SH của Honda; Janus, Grande, Latte của Yamaha, xe Vespa… Xe Cub, xe SYM Galaxy/Elegant, xe Kymco Like/Candi Hi, xe máy điện,…
Độ tuổi được phép lái xe Từ đủ 18 tuổi trở lên

(Điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ)

Từ đủ 16 tuổi trở lên

(Điểm a khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ)

Yêu cầu về giấy phép lái xe khi điều khiển phương tiện Phải có giấy phép lái xe hạng A1 trở lên

(Điều 59 Luật Giao thông đường bộ)

Không cần giấy phép lái xe

(Điều 59 Luật Giao thông đường bộ)

Các giấy tờ cần mang theo khi điều khiển phương tiện – Giấy đăng ký xe (Cà vẹt xe)

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

– Giấy phép lái xe

– Giấy đăng ký xe (Cà vẹt xe)

– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới

Tốc độ tối đa của xe khi tham gia giao thông Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trong khu vực đông dân cư

– Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: 60 km/h.

– Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: 50 km/h

(Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT)

Tốc độ tối đa cho phép khi đi trên đường bộ: 40 km/h

(Điều 8 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT)

Ký hiệu được thể hiện trên biển báo giao thông Hình vẽ xe máy có người ngồi trên xe Hình vẽ xe máy không có người ngồi trên xe

Phân biệt biển cấm xe mô tô và biển cấm xe gắn máy

Việc nhầm lẫn giữa khái niệm xe mô tô và xe gắn máy cũng khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc phân biệt biển báo cấm xe mô tô và biển báo cấm xe gắn máy để chấp hành cho đúng quy định.

Đây là hai loại biển báo hoàn toàn khác nhau, mang ký hiệu và ý nghĩa riêng biệt.

* Biển báo cấm xe mô tô:

Biển báo cấm xe mô tô được ký hiệu P.104, có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ xe máy có người ngồi trên xe màu đen.

biển cấm xe mô tô

Biển này được dùng để báo hiệu đường cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên theo quy định bao gồm: Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp,…

Lưu ý: Biển này không có giá trị cấm những người dắt xe máy.

* Biển báo cấm xe gắn máy:

Biển báo cấm xe gắn máy được ký hiệu là P.101a, có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ xe gắn máy màu đen.

biển cấm xe gắn máy

Biển này được dùng để báo hiệu đường cấm xe gắn máy đi qua. Tuy nhiên, biển báo này không có giá trị hiệu lực đối với xe đạp.

Nếu thấy hai biển cấm này mà còn cố tình đi vào đoạn đường cắm biển, người tham gia giao thông sẽ bị xử phạt vi phạm về lỗi “Đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển”.

Căn cứ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, mức phạt đặt ra đối với hành vi này là từ 400.000 đến 600.000 đồng, đồng thời người lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.