Xung đột giữa vợ và chồng trong các gia đình trẻ thường xảy ra như cơm bữa
Có nhiều cách để giải quyết xung đột nhưng điều quan trọng là đứa con. Hầu hết cha mẹ đều mong muốn được nuôi con, đặc biệt là người mẹ. Vậy nhưng mới đây, hình ảnh một em bé 9 tháng bị bỏ lại đồn cảnh sát sau khi bố mẹ ly hôn khiến nhiều người vô cùng thương xót.
2 ông bà cụ bỏ đi sau khi gửi trả cháu ngoại về nơi sản xuất
Dù vợ chồng không còn yêu thương nhau nữa thì trách nhiệm với đứa con chung vẫn còn đó. Khi ly hôn mà con còn quá nhỏ thì đa phần người mẹ nào cũng muốn giữ con bên cạnh. Nhưng vẫn có một thiểu số nhất định.
Chiều 24/3, một cặp vợ chồng già, ôm một bé gái trên tay, bước vào sảnh tiếp tân của đồn cảnh sát Lianhu ở Đan Dương, Trấn Giang, Trung Quốc nói rằng họ đã nhặt được một đứa bé bị bỏ rơi trước cửa nhà.
Cảnh sát biết được rằng cặp vợ chồng già không sống trong khu vực thuộc quyền quản lý của đồn cảnh sát Lianhu, tỏ ra nghi ngờ. Sau nhiều lần tra hỏi, cuối cùng 2 người cũng khai ra sự thật rằng hộ khẩu của bé gái là ở huyện Lianhu, đứa trẻ là cháu ngoại của họ. Từ khi sinh ra thì bé đã ở với ông bà ngoại, nhưng khi bố mẹ ly hôn thì không ai muốn nhận nuôi cháu. Do ông bà cũng đã lớn tuổi nên quyết định đưa cháu đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là quận Lianhu để trao trả. Người nhà cháu còn bảo: “Con là con chung, sao cứ bắt chúng tôi nuôi”
Em bé ngây thơ cười đùa trong vòng tay các nhân viên cảnh sát
Trước khi cảnh sát kịp phản ứng, cặp vợ chồng già đã quay lưng bỏ đi, bỏ lại bé gái ngơ ngác trong đồn cảnh sát. Cảnh sát ngay lập tức liên lạc với cha mẹ của bé gái, nhưng cả hai bên đều không muốn đến đón con.
Tối hôm đó, cảnh sát tìm thấy nhà cha của cô bé, nhưng cánh cửa đóng kín. Họ cũng tìm thấy nơi sinh sống của mẹ bé gái và cũng bị quay lưng.
Cảnh sát không còn cách nào khác đành phải tạm thời đưa bé gái về đồn để chăm sóc. Hơn chục công an viên, cảnh sát phụ trách thay phiên nhau, mọi người mua sữa bột về pha và thay tã cho con. Gong Yunhui, trợ lý cảnh sát của Sở cảnh sát Lianhu thuộc Sở công an thành phố Đan Dương, Trấn Giang, đã chủ động xin được đưa bé gái về nhà tạm thời. Vì trong gia đình có một đứa trẻ trạc tuổi nên việc chăm sóc tương đối thuận tiện.
Ngày hôm sau, cơ quan công an lại đến làm việc với gia đình nhà nội đứa trẻ, vì em bé có hộ khẩu ở đây. Trước sự kiên nhẫn hòa giải, cha mẹ bé gái đã đưa bé gái về nhà và hứa sẽ chăm sóc bé thật tốt. Hiện tại, cả hai vợ chồng đang giải quyết chuyện ly hôn.
Bình luận của cư dân mạng về sự việc này đều là sự xót thương với em bé ngây thơ vô tội. Họ cho rằng cả 2 vợ chồng có lẽ đều quá trẻ con, thậm chí 2 bên gia đình nội ngoại cũng hiếu thắng khi nạnh nhau không ai thèm giữ lại cháu để nuôi. Tất cả đều hành xử quá cảm tính, bố mẹ cháu bé là trẻ con lại đẻ ra 1 đứa trẻ để làm khổ bé. Đứa bé có cha có mẹ, có ông có bà nên không thể đưa vào trại trẻ mồ côi. Nhưng nhiều người cho rằng có lẽ vào trung tâm xã hội còn tốt hơn cho đứa bé. Ai đảm bảo ông bà cha mẹ không đem bé giao cho đồn cảnh sát thêm lần nữa?
Bố đứa bé đã quyết định nhận lại con và hứa chăm sóc cẩn thận
Cho dù là thân thiện, giận dữ, hay nhẹ nhõm sau nhiều năm vật lộn, ly hôn thể hiện một sự thay đổi lớn trong cuộc sống của trẻ em và cha mẹ.
Nghiên cứu cho thấy, từ 3 tháng tuổi, trẻ đã bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của cha mẹ. Vì vậy, nếu cha mẹ đang cãi nhau, hoặc cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã, đứa con nhỏ của họ biết rằng có điều gì đó không ổn trong thế giới của mình.
Mặc dù ly hôn có thể là một quyết định lành mạnh đối với các gia đình, trẻ nhỏ không có bất kỳ quan điểm nào để hiểu về sự thay đổi lớn này.
Cha mẹ thường tìm kiếm những từ thích hợp để giải thích ly thân và ly hôn theo cách mang lại sự thoải mái cho con cái của họ. Giải thích sẽ không có ý nghĩa gì đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi. Trẻ em ở độ tuổi này sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự xoa dịu và thoải mái về thể chất (ôm, âu yếm và hôn).
Bắt đầu từ khoảng 18–24 tháng tuổi, cha mẹ có thể sử dụng ngôn ngữ đơn giản, phù hợp với lứa tuổi để giải thích. Bạn có thể nói: Mẹ và bố đã quyết định sống ở những ngôi nhà khác nhau. Bố mẹ vẫn yêu con rất nhiều. Bố mẹ sẽ luôn yêu con và chăm sóc con thật tốt.
Khi cha hoặc mẹ chuyển đi ra ngoài sống, bạn có thể nói: Ngày mai bố sẽ rời khỏi nhà của chúng ta và chuyển đến một ngôi nhà khác. Con sẽ ở đây với mẹ một vài ngày và ở với bố vào những ngày khác.
Trẻ nhỏ cũng có thể chia sẻ (hoặc thể hiện) lo lắng về việc bị bỏ rơi. Cha mẹ có thể trấn an trẻ bằng những câu trả lời rõ ràng và cụ thể: Bố mẹ sẽ luôn yêu thương và chăm sóc con. Bố mẹ sẽ không bao giờ rời bỏ con. Nhưng chúng ta sẽ không sống chung một nhà nữa.
Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không có từ ngữ để diễn tả cảm xúc của mình. Bé chỉ có thể thể hiện sự đau khổ và bối rối của mình theo những cách khác. Ví dụ như khóc nhiều hơn, hay cáu kỉnh và quấy khóc; sợ hãi; đánh hoặc cắn; quay trở lại các hành vi giống trẻ sơ sinh hơn, như thức đêm; thể hiện sự hung hăng….
Ly hôn là một trải nghiệm căng thẳng đối với tất cả các thành viên trong gia đình, và trẻ nhỏ là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương. Tệ hơn cả là trường hợp một em bé 9 tháng bị bỏ lại đồn cảnh sát kể trên, bị cả bố lẫn mẹ từ chối. Nhưng với những phụ huynh yêu thương con thì sự kiên nhẫn, nhạy cảm và hỗ trợ, cha mẹ và những người thân yêu khác có thể giúp trẻ điều hướng sự thay đổi lớn trong cuộc sống này.