M.UA ĐẤT MÀ KHÔNG DO ĐẠC LẠI VÀ KÝ GIÁP RANH, ĐỪNG TRÁCH KHI GẶP “TRÁI ĐẮNG”

TÌNH HUỐNG CẬP NHẬT: MUA ĐẤT MÀ KHÔNG KIỂM TRA DIỆN TÍCH THỰC TẾ
Bạn quyết định mua một lô đất với diện tích được chủ đất và sổ đỏ xác nhận là 3000m2. Bạn đã hoàn tất thủ tục công chứng chuyển nhượng và thanh toán đầy đủ cho chủ đất. Tuy nhiên, sau một thời gian, do sổ đỏ đã cũ, bạn quyết định làm thủ tục cấp lại sổ mới. Khi cán bộ địa chính xuống đo đạc lại thửa đất, họ phát hiện rằng diện tích thực tế của thửa đất chỉ là 2500m2.
Lý do cho sự khác biệt này có thể xuất phát từ việc, trong quá khứ, khi cấp sổ đỏ, địa chính thường sử dụng các thiết bị đo đạc cũ, độ chính xác không cao, dẫn đến việc diện tích thực tế của thửa đất có thể nhiều hoặc ít hơn so với diện tích ghi trong sổ. Vì vậy, khi mua đất, bạn nên mời địa chính đo đạc lại thửa đất để xác định chính xác diện tích thực tế, từ đó có căn cứ để thương lượng giá cả với chủ đất. Chẳng hạn, nếu bạn mua một lô đất 3000m2 với giá tưởng chừng như hợp lý, nhưng khi đo lại chỉ còn 2500m2, thì giá trị thực tế của lô đất có thể cao hơn so với giá thị trường.
TÌNH HUỐNG 2: KHÔNG LÀM BIÊN BẢN KÝ GIÁP RANH – GIÁP THỬA VỚI CÁC CHỦ ĐẤT LIỀN KỀ
Bạn có từng trải qua tình huống như sau chưa? Bạn đã mua một thửa đất có kích thước ngang 30m, dài 60m với ý định xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Chủ nhà đã chỉ cho bạn biết chiều ngang của thửa đất từ điểm A đến điểm B và sau khi bạn đã đo đạc đủ 30m, bạn đã tiến hành giao dịch. Nhưng rồi một ngày nọ, khi bạn đang xây nhà, chủ nhà bên cạnh chạy sang và phản đối, anh ta cho rằng khi xây nhà, anh ta đã chừa lại một khoảng 0,5m và đòi hỏi bạn cũng phải chừa ra một khoảng trống tương tự. Nếu bạn không đồng ý, anh ta sẽ kiện bạn. Lúc này, bạn sẽ phải đối mặt với việc giải quyết tranh chấp, chưa kể trường hợp bạn đã xây tường và bị kiện đòi đập bỏ để xây lại. Khi tìm lại chủ đất cũ để nhờ giải quyết thì người đó đã không còn nữa.
– Vì vậy, khi mua đất, để tránh xảy ra tranh chấp sau này, bạn nên yêu cầu các chủ đất liền kề ký biên bản giáp ranh, giáp thửa và đóng cọc mốc ranh giới rõ ràng.
Lưu ý là người ký biên bản phải là chủ đất đứng tên trong sổ của các thửa đất liền kề, không phải là người thân trong gia đình. Có nhiều gia đình cho phép người thân ký, nhưng sau này khi xảy ra tranh chấp, người đứng tên trong sổ đỏ sẽ nói rằng họ không ký, và bạn sẽ không biết phải làm gì.