Học sinh bao nhiêu tuổi thì được lái xe đạp ra ngoài đường tham gia giao thông?

Pháp luật về giao thông đường bộ quy định về độ tuổi của người điều khiển phương tiện giao thông. Độ tuổi yêu cầu đối với người điều khiển xe đạp được quy định như sau.

1 – Quy định về xe đạp

Khoản 17 và 18 điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 định nghĩa:

“17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.”

Do đó, phương tiện giao thông đường bộ bao gồm xe cơ giới và xe thô sơ.

Bên cạnh đó, khoản 19 điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.”

Vì vậy, xe đạp thuộc nhóm xe thô sơ trong các phương tiện giao thông đường bộ.

2 – Quy định về độ tuổi lái xe đạp

Đồng thời khoản 1 điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

Có thể thấy, người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3. Và cũng không có quy định pháp luật về độ tuổi đối với người điều khiển xe thô sơ, trong đó có xe đạp.

Như vậy, không có quy định về độ tuổi của người điều khiển xe đạp. Học sinh cấp 1, cấp 2 có thể điều khiển xe đạp tham gia giao thông.

Nguyên nhân không quy định độ tuổi đối với ngươi điều khiển xe đạp là vì xe đạp có tốc độ chậm, dễ dừng xe, khi va chạm không gây thương tích nặng cho người tham gia giao thông, thể chất của học sinh có thể điều khiển tốt được xe đạp.