Những biển báo giao thông dễ gây nhầm lẫn khiến các tài xế hay vi phạm

Phân biệt chính xác các biển báo giao thông là kĩ năng quan trọng để giữ an toàn cho bản thân và tránh bị phạt vi phạm.

MUA NGAY

Luật giao thông thường được cập nhật để cải thiện an toàn và sự thông suốt trong giao thông. Tuy nhiên, vẫn có một số biển báo giao thông dễ gây hiểu lầm cho người lái xe. Hãy cùng Saladin tìm hiểu về những biển báo này để tham gia giao thông đúng luật giao thông 2024 và thật an toàn nhé!

I. Cập nhật luật giao thông 2024: Những biển báo giao thông dễ nhầm lẫn

1. Biển phân làn

Dù đều là biển báo về làn đường dành cho ôtô, nhưng nhiều tài xế thường nhầm lẫn giữa hình vẽ ô tô trên biển:

  • Biển báo có hình góc thẳng phía trước của ô tô (nhìn thấy đầu xe, đèn xe) là biển báo đường dành cho mọi loại ô tô.
  • Biển báo có hình góc ngang của ô tô (nhìn thấy toàn bộ thân xe, cửa xe) báo hiệu đường danh cho một loại ô tô nhất định.

Ví dụ, trong hình bên phải là đường dành riêng cho ô tô con:

2. Biển cấm rẽ trái và cấm quay đầu

Trước năm 2016, luật giao thông Việt Nam có quy định rằng, biển báo cấm rẽ trái bao gồm cấm cả quay đầu. Nhưng từ khi áp dụng quy chuẩn 41/2016 thì điều này đã không còn được áp dụng. Điều này có nghĩa là theo luật giao thông 2024, khi gặp biển báo cấm rẽ trái, xe vẫn được phép quay đầu.

Trong trường hợp muốn cấm cả hai hành vi rẽ trái và quay đầu thì sẽ có một biển báo gộp.

3. Biển cấm trọng tải xe

Biển báo bên trái là biển cấm ôtô tải, máy kéo và các xe máy chuyên dùng có khối lượng chuyên chở vượt quá giới hạn. Dù xe có chở hàng hay không, thì quy định này chỉ quan tâm đến khối lượng của xe được xác định theo đăng kiểm. Thông thường, loại biển này thường được sử dụng trên các con đường nhỏ hoặc cầu nhỏ.

Biển báo bên phải cấm mọi loại xe kể cả xe cơ giới và thô sơ, các xe được ưu tiên theo quy định nếu xe có trọng lượng toàn bộ (bao gồm cả xe và hàng) vượt quá giới hạn được ghi trên biển. Loại biển này thường được sử dụng tại những nơi có cầu yếu hoặc mặt đường yếu.

4. Biển chú ý xe đỗ và biển báo đường ưu tiên

Hai biển báo đường ưu tiên và biển báo chú ý xe đỗ đều có thiết kế là hình tam giác đều, viền đỏ và nền màu vàng, không có nội dung bên trong. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa chúng là chiều quay của tam giác.

Biển báo có tam giác quay lên là biển “Chú ý xe đỗ”, thường được sử dụng để cảnh báo về việc các loại phương tiện (ô tô, máy kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo bởi ô tô hoặc ô tô đầu kéo, xe máy chuyên dùng) đang đỗ chiếm một phần đường xe chạy.

Biển này thường được đặt trên mặt đường và cách xe phía trước và phía sau khoảng 5 mét. Trên đường một chiều, chỉ cần đặt một biển sau xe (hoặc đoàn xe) đỗ. Đối với đoàn xe đỗ trên đường hai làn xe, biển sẽ được đặt ở phía trước xe đầu và sau xe cuối của đoàn xe.

Biển báo có tam giác quay xuống là biển báo “Giao nhau với đường ưu tiên”. Loại biển báo này thường được đặt trên các tuyến đường không ưu tiên, nhằm thông báo sắp đến nơi giao nhau với các đường ưu tiên.

5. Biển cửa chui, biển cầu vồng và biển đường hầm

Nhiều tài xế thường nhầm cả ba biển báo này là biển hầm chui. Tuy nhiên, mỗi biển báo có ý nghĩa cụ thể như sau:

  • Biển báo “Cửa chui” (W.218) được dùng để báo trước khi lái xe sắp đến đường có cổng chắn ngang, như cổng đường hầm, cổng thành, hoặc cầu vượt đường bộ có dạng cầu vòm.
  • Biển báo “Đường hầm” (W.240) cảnh báo lái xe để chú ý chuẩn bị đi vào hầm đường bộ. Thường được đặt ở phía bên phải của chiều đi trước khi vào hầm.
  • Biển báo “Cầu vồng” (W.237) được đặt để nhắc nhở lái xe cần điều khiển xe cẩn thận khi tiến gần công trình có độ vồng lớn, có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của họ.

II. Luật giao thông 2024: Lỗi không tuân thủ biển báo bị phạt bao nhiêu?

Không tuân thủ biển báo và vạch kẻ đường có thể gây ra nguy cơ tai nạn giao thông cao. Vi phạm này được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) với tên gọi chính thức là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Mức phạt cho việc không tuân thủ các biển báo và vạch kẻ đường được luật giao thông 2024 quy định như sau:

  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
  • Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông, còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng.
  • Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Trường hợp gây tai nạn giao thông, còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 đến 04 tháng.
  • Đối với xe đạp: Phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng.

III. Nguy cơ khi không tuân thủ biển báo theo luật giao thông 2024 mới nhất

Khi không tuân thủ biển báo, người tham gia giao thông không chỉ đối mặt với việc bị phạt mà còn có thể gặp nguy hiểm như va chạm với các phương tiện khác, té ngã, bị thương, thậm chí là tử vong.

Bị phạt tiền

Người điều khiển phương tiện vi phạm quy tắc giao thông, không tuân thủ biển báo sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng đối với xe máy và từ 300.000 đến 400.000 đồng đối với ô tô.

Bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe

Trong trường hợp vi phạm gây tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Gây mất trật tự an toàn giao thông

Việc không tuân thủ biển báo có thể dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, gây khó khăn cho việc di chuyển của người dân. Ngoài ra, việc không tuân thủ biển báo còn thể hiện sự thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của người tham gia giao thông đối với bản thân, gia đình và cộng đồng.

Gây tai nạn giao thông

Đây là nguy cơ trực tiếp và nghiêm trọng nhất khi không tuân thủ biển báo. Biển báo được đặt ra nhằm mục đích cảnh báo nguy hiểm, hướng dẫn lưu thông, điều tiết giao thông,… Do vậy, nếu không tuân thủ, người tham gia giao thông có thể gặp nguy hiểm như: va chạm với các phương tiện khác, té ngã, bị thương,… thậm chí là tử vong.

Trong trường hợp xảy ra tai nạn, việc biết cách sử dụng các loại bảo hiểm ô tô là rất quan trọng để đảm bảo rằng mọi người có thể nhận được sự hỗ trợ và bảo vệ tài chính khi cần thiết.

Bảo hiểm vật chất ô tô, hoặc bảo hiểm TNDS bắt buộc ô tô, có thể giúp chi trả cho việc sửa chữa xe hỏng hoặc chi phí y tế nếu bạn hoặc ai đó bị thương trong tai nạn, cung cấp bảo vệ pháp lý trong trường hợp bạn bị kiện tụng sau tai nạn.

Do đó, để đảm bảo an toàn và bảo vệ cho bản thân và những người tham gia giao thông khác, ngoài tuân thủ biển báo giao thông, bạn nên tìm hiểu và áp dụng các biện pháp phòng tránh như sử dụng các loại bảo hiểm ô tô .

Tuân thủ biển báo và chuẩn bị bảo hiểm đầy đủ để đảm bảo an toàn cho bản thân.