Theo quy định những trường hợp này BHYT không có giá trị sử dụng cần đi cấp đổi lại, nếu không muốn mất quyền lợi của mình.
Những trường hợp cần đi cấp đổi lại BHYT
Trường hợp cần đổi lại thẻ BHYTĐiều 19, Luật Bảo hiểm y tế quy định các trường hợp đổi thẻ bảo hiểm y tế gồm:
– Tất cả những trường hợp mà thẻ BHYT bị rách, nát hoặc hỏng cần phải cấp đổi lại thẻ thẻ BHYT.
– Tất cả những trường hợp người tham gia BHYT có sự thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu thì cần xin cấp đổi lại thẻ BHYT.
Nhiều trường hợp sẽ phải đổi thẻ BHYT sau ngày 1/7/2024
– Trường hợp người tham gia BHYT có thông tin ghi trong thẻ không đúng thì cần xin đổi lại thẻ BHYT.
Đối với những trường hợp này, sau khi đổi thẻ BHYT mới, người tham gia có thể dễ dàng đi khám chữa bệnh BHYT và hưởng những chính sách về BHYT theo quy định.
** Lưu ý: Khi đổi thẻ BHYT, người tham gia BHYT cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ đổi thẻ BHYT gồm:
– Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia BHYT
– Thẻ BHYT cần đổi.
– Trong thời hạn làm việc 7 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tổ chức BHYT phải đổi thẻ cho người tham gia BHYT. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn có được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT.
3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng
Thẻ BHYT là căn cứ để những người tham gia có thể hưởng các các quyền lợi BHYT khi khám chữa bệnh. Nhưng thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp được quy định tại Khoản 4, Điều 16, Luật BHYT năm 2008, sửa đổi và bổ sung năm 2014 gồm 3 trường hợp sau:
1. Những trường hợp mà thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia vào thời điểm đóng BHYT.
2. Những trường hợp mà thẻ BHYT đã bị sửa chữa, tẩy xóa. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT.
3. Tất cả những trường hợp mà người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT và đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.
Chính vì vậy, nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào một trong những trường hợp trên, bạn cần đổi thẻ BHYT mới để có thể được giải quyết các quyền lợi BHYT theo quy định. Người dân có thể đổi thẻ BHYT tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ hoặc nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu.