Để tránh những tranh chấp phát sinh về vấn đề nhà đất, thông thường các bên liên quan sẽ thực hiện thủ tục ký giáp ranh. Vậy khi nào phải tiến hành thủ tục này?
Để tránh những tranh chấp phát sinh về vấn đề nhà đất , thông thường các bên liên quan sẽ thực hiện thủ tục ký giáp ranh. Vậy khi nào phải tiến hành thủ tục này?
Đất được cấp Sổ lần đầu có bắt buộc phải ký giáp ranh?
Hiện nay, trong các bước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì ký giáp ranh cũng không phải thủ tục bắt buộc. Hiện nay, cũng chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể rằng chỉ vì hàng xóm không đồng ý ký giáp ranh mà người sử dụng đất không được cấp Sổ đỏ lần đầu.
Trong các bước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì ký giáp ranh cũng không phải thủ tục bắt buộc.
Cụ thể, theo quy định tại mục đ, khoản 11, Điều 7 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, các trường hợp sẽ bị từ chối hồ sơ đề nghị đăng ký, cấp Giấy chứng nhận như sau:
– Nhận được các văn bản yêu cầu tạm dừng hoặc dừng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thuộc đối tượng phải thi hành án từ cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng Thừa phát lại.
Sức Khỏe Nam Giới
Uống thứ này vào mỗi buổi sáng, cuộc yêu kéo dài cả đêm!
Tìm hiểu thêm
– Nhận được văn bản về việc thông báo kê biên tài sản thi hành án.
– Nhận được văn bản về việc tiếp nhận đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất và tài sản gắn liền với đất của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất.
Như vậy, cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được phép từ chối việc cấp Sổ đỏ lần đầu với lý do có những tranh chấp đất đai xảy ra trên thực tế mà chỉ được phép từ chối tiếp nhận trong các trường hợp nhận được những văn bản đề nghị giải quyết quyết tranh chấp đất đai.
Theo đó, nếu trường hợp nhà hàng xóm nhất quyết không chịu ký giáp ranh mà không có văn bản cụ thể đề nghị giải quyết tranh chấp thì người sử dụng đất vẫn được cấp Giấy chứng nhận.
Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền từ chối giải quyết việc cấp Sổ lần đầu vì hàng xóm không ký giáp ranh, người nộp hồ sơ có quyền đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời về việc này.
Tuy nhiên, nhiều địa phương khi cấp Sổ lần đầu họ vẫn yêu cầu các bên cần ký giáp ranh. Bởi việc ký giáp ranh chính là cách dễ dàng và phổ biến nhất để xác định việc có hay không tranh chấp đối với những người sử dụng đất liền kề.
Cách xác định ranh giới của các thửa đất giáp ranh
Cách xác định ranh giới của các thửa đất giáp ranh
Khóa Học Đầu Tư
Miễn phí tài liệu chứng khoán: cơ hội vững chắc cho bạn
Đăng ký tải xuống miễn phí trọn bộ 6 tài liệu chứng khoán cho người mới
Đăng ký ngay
Theo quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc xác định ranh giới thửa đất được quy định cụ thể như sau:
+ Người nộp hồ sơ sẽ xuất trình các giấy tờ liên quan tới thửa đất, ở đây có thể là bản sao không cần công chứng, chứng thực.
+ Cán bộ tiến hành đo đạc cùng phối hợp với người dẫn đạc cùng với những người sử dụng, quản lý đất liên quan sẽ tiến hành phối hợp xác định ranh giới, các mốc giới thửa đất thực địa, sau đó đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ.
+ Cán bộ sẽ tiến hành lập bản mô tả ranh giới, lập mốc giới thửa đất nhằm làm căn cứ để đo đạc ranh giới. Ranh giới thửa đất sẽ được xác định theo hiện trạng sử dụng, quản lý và được chỉnh lý theo:
– Kết quả cấp Giấy chứng nhận.
– Bản án của Tòa án đã có hiệu lực thi hành.
– Kết quả việc giải quyết tranh chấp đất của cơ quan có thẩm quyền.
– Quyết định hành chính của các cấp có thẩm quyền liên quan tới ranh giới thửa đất.
Trong trường hợp nếu có tranh chấp về ranh giới thửa đất thì các đơn vị đo đạc có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi có đất đó để giải quyết.