Nhường chồng quản lí tiề.n bạc, chưa được một tháng, anh đã chuyển lại 5 triệu, méo mặt than không còn tiề.n mua dao cạo râu

Quản lí chi tiêu gia đình đôi khi là một bài toán khó mà nếu không biết cách thì sẽ hụt trước thủng sau thôi.

Vợ chồng tôi đều là công nhân, nếu tăng ca đều đặn thì tổng lương khoảng hơn 22 triệu. Ngược lại, tháng nào không có tăng ca hoặc giảm sản phẩm thì lương rất thấp, chưa tới 16 triệu/2 người. Tôi phải tính toán, tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu đủ kiểu mới dành dụm được hơn 400 triệu. Số tiề.n đó, vợ chồng quyết định xây căn nhà cấp 4 nhưng vẫn phát sinh khoản nợ hơn 200 triệu nữa.

Nhà xây xong, tôi lại có bầu đứa con thứ 2, bao nhiêu thứ tiề.n khác phải chi ra. Tiề.n bạc trở thành bài toán nan giải, khiến tôi đau đầu. Tháng nào con lớn bị bệnh là thiếu hụt, phải vay tiề.n nhà mẹ đẻ mới đủ chi tiêu.

Vậy nên tôi luôn khuyên chồng giảm hết các cuộc nhậu nhẹt, vui chơi cùng bạn bè. Chúng tôi còn trả nợ, nuôi 2 đứa con và lo tương lai của chúng. Nhưng chồng lại luôn dằn mắc, cho rằng tôi tiêu hoang phí nên mới hết tiề.n. Thấy tôi mua bỉm có thương hiệu cho con dùng (giá mắc hơn bỉm trôi nổi), anh cũng mắng mỏ, so sánh. Hay tôi mua quần áo mới cho con gái lớn, anh lại bảo tôi phí, đồ cũ còn mặc được thì cứ mặc; trong khi đồ cũ đã sờn mông, rách nách rồi.

Bực mình quá, tháng vừa rồi, tôi chủ động chuyển khoản tiề.n lương của mình cho chồng. Tôi bảo anh cứ giữ hết đi, rồi chi tiêu cho biết nỗi khổ của vợ. Anh hớn hở lắm, vỗ ngực bảo rằng nhất định sẽ để dư ra mỗi tháng vài triệu cho tôi xem.

Nhường chồng quản lí tiề.n bạc, chưa được một tháng, anh đã chuyển lại 5 triệu, méo mặt than không còn tiề.n mua dao cạo râu - Hình 1

Ảnh minh họa

Nhưng rồi tiề.n học của 2 đứa con (1 đứa lớp 1, 1 đứa 2 tuổ.i); tiề.n sữa; bỉm; thức ăn; xăng xe; đối nội đối ngoại; thăm bệnh, thăm đẻ; mua sắm lặt vặt trong nhà; tiề.n điện, nước; tiề.n trả nợ;… khiến anh chóng mặt nhức đầu. Có ngày chi ra hơn 4 triệu bạc, chồng tôi méo mặt, bảo sao mà lắm thứ phải chi tiêu đến vậy. Anh còn nói mình chưa dám mua cái áo hay bộ dao cạo râu mới mà giờ tiề.n sắp hết rồi. Cầm tờ 500 nghìn đi chợ mà mua được có mấy thứ đã hết nhẵn.

Tôi bật cười, hỏi chồng đã hiểu cảm giác của vợ chưa? Đâu phải đưa 12-14 triệu cho vợ là giỏi rồi, là được quyền ch.ê ba.i, co.i thườn.g vợ. Hồi trước, tôi biết cách cân đo tiề.n bạc, tính toán, dù không mua gì cho bản thân nhưng chỉ cần chồng lên tiếng nói muốn mua thứ gì đó, tôi sẵn sàng mua ngay.

Hôm qua, chồng “giương cờ trắng đầu hàng”, tự chuyển lại 5 triệu còn lại vào tài khoản của tôi, bảo tôi tiếp tục giữ tiề.n chứ anh không biết phải làm sao nữa. Còn chưa tới 5 triệu thì làm sao sống nổi đến khi nhận lương tháng tiếp theo? Đôi khi phải “nhường” cho anh thể hiện bản thân thì anh mới thấm thía nỗi khổ. Đâu phải quản lí tiề.n bạc là chuyện dễ dàng, đó luôn là bài toán khó khăn đối với các bà vợ mà.