Biển 0 m, 50 m, 100 m trên cao tốc có ý nghĩa gì? Tài xế lần đầu về quê thắc mắc
Biển 0 m, 50 m, 100 m trên cao tốc có ý nghĩa gì?
Là để bạn biết cách ước lượng khoảng cách tối thiểu cần zữ với xe ngay trước bạn đó:
+ Nếu vận tốc bằng 60km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 35m
+ Nếu vận tốc 60-80km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 55m
+ Nếu vận tốc 80-100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 70m
+ Nếu vận tốc 100-120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 100m
Vạch kẻ ngang đường, không có đèn chiếu sáng hay có nhiều khúc cong là những thắc mắc của tài xế lần đầu cầm lái trên cao tốc.
Vạch kẻ giống như dành cho người đi bộ qua đường?
Trên một số tuyến đường cao tốc, để tài xế có thể dễ dàng nhận ra và giữ đúng khoảng cách an toàn , đơn vị quản lý cao tốc thường vẽ vạch kẻ ngang gần giống với vạch kẻ ngang của người đi bộ trên đường đô thị, và kèm theo bảng thông tin về khoảng cách an toàn được dựng phía bên phải tài xế . Các vạch này cách nhau 50 cm, thường kẻ thành 3 đường tương ứng với cách vị trí 0m – 50m – 100m , có những nơi có cả 200m và 400m, để tài xế quan sát và giữ đúng khoảng cách an toàn đối với xe phía trước.
Theo điều 12 tại Thông tư 91/2015 của Bộ Giao thông vận tải, quy định tốc độ và khoảng cách an toàn đối với xe cơ giới và xe chuyên dùng khi tham gia giao thông, với tốc độ lưu hành 120 km/h với điều kiện mặt đường khô ráo, khoảng cách an toàn giữa hai xe là 100 m.
Ngoài ra, theo điều 5 nghị định 46/2016 quy định mức xử phạt đối với hành vi không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn trên đường cao tốc; mức tiền phạt từ 800.000 – 1,2 triệu đồng; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Vì sao cao tốc không làm thẳng?
Theo tiêu chuẩn về đường bộ của Việt Nam, đường cao tốc thường thiết kế để sau 4km đường thẳng, sẽ có một đoạn uống cong có góc chuyển hướng nhỏ với bán kính lớn ( từ 5.000m đến 15.000m ) để chống đi sư đơn điệu của việc chạy xe đường thẳng, nhầm thu hút đi sự chú ý của tài xế tránh buồn ngủ do vận hành đều đều. Ngoài ra thiết kế này còn giúp giảm bớt ánh đèn ngược chiều làm loá mắt tài xế .
Vì sao cao tốc không có đèn chiếu sáng?
Đèn cao áp thường có chỉ số màu thấp, ánh sáng mà mắt người tiếp nhận thường có màu vàng cam và có sự sai lệch lớn với các màu khác. Việc sai lệch này khiến người lái khó quan sát, và tốc độ nhận biết các vật thể, các biển báo, làn đường, chướng ngại vật trở nên chậm hơn bình thường dễ dẫn đến việc phản xạ chậm
Việc lái xe tốc độ cao trong đêm, khiến mắt người thường xuyên hoạt động ở mức độ cao. Và việc tiếp nhận thêm nhiều ánh sáng khác nhau trong thời gian dài liên tục sẽ gây mỏi mắt, dễ dẫn đến việc bị ảnh hưởng bởi hiện tượng tán xạ ánh sáng. Làm cho tài xế giảm khả năng nhận diện khoảng cách xe phía trước, về lâu làm giảm thị lực.
Ngoài ra còn giúp hệ thống phản quang trên các biển báo, vạch kẻ đường hoạt động hiệu quả hơn, giúp thu hút ánh nhìn tài xế về biển báo.
Nên vì thế đèn chiếu sáng chỉ xuất hiện ở một số đoạn quan trọng sau:
Theo tiêu chuẩn xây dựng trên, việc bố trí chiều sáng trên đường ô tô cao tốc phải thực hiện ở các khu vực: trạm thu phí đường, trong hầm, trong phạm vi các chỗ giao nhau liên thông trên đường cao tốc, ở các đoạn ra khỏi đường cao tốc gặp một đoạn đường có chiếu sáng được nối với đường cao tốc, hoặc đoạn qua sát một vùng có chiếu sáng ( như khu công nghiệp, sân bay…), ở các trạm phục vụ kỹ thuật; ở các biển báo chỉ dẫn quan trọng… Ngoài những vị trí trên, đơn vị quản lý cầu đường thường không bố trí đèn chiếu sáng.