Bún nưa là gì, có tốt cho sức khỏe không? Cách chế biến bún củ nưa ngon miệng

Bún nưa hay mì nưa, phở nưa đều là những loại thực phẩm khô, dạng sợi có nguồn gốc từ Nhật Bản. Chúng mới gia nhập vào Việt Nam trong khoảng thời gian trở lại đây, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Tìm hiểu sơ lược về bún nưa, mì nưa, phở nưa

Bún nưa hay mì nưa, phở nưa là những loại thực phẩm dạng sợi, được chế biến từ tinh bột củ nưa (hay còn gọi là củ Konjac). Đây là một loại củ có thân rễ như khoai mì, nằm sâu dưới lòng đất, lớp vỏ xù xì. Cây nưa nằm trong họ cây ráy, thường mọc ở Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam).

Mặc dù đều được làm từ củ cây nưa, được xếp chung vào một nhóm nhưng bún nưa, mì nưa và phở nưa vẫn có những nét đặc sắc riêng biệt. Hương vị đặc trưng là không mùi, không vị lạ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.

Tìm hiểu sơ lược về bún nưa, mì nưa, phở nưa

Bún nưa là gì?

Bún nưa có tên tiếng Anh là Shirataki noodles, hay còn được gọi với cái tên bún Shirataki ở nhiều nhà hàng. Shirataki có ý nghĩa là thác nước trắng, mang ý nghĩa so sánh hình ảnh các sợi bún trắng trong, sợi dài, mềm sau khi nấu chín.

Từ hỗn hợp tinh bột củ nưa và nước vôi, người ta đun sôi và tạo hình các sợi bún thành phẩm mà bạn có thể kết hợp với những loại nguyên liệu khác, chế biến thành những món ngon.

Tiến hành phân tích các thành phần dinh dưỡng trong 100 gram bún nưa, chúng ta thu được bảng sau:

Thành phần Giá trị đo lường
Năng lượng – Calories 12,5 Calo
Carbs 3,95g
Chất béo 0g
Natri 0g
Chất xơ 3g
Protein 0g
Vitamin & Khoáng chất 0g

Với hàm lượng các chất và mức năng lượng như trong bảng trên, bún nưa là loại thực phẩm hàng đầu cho các chế độ ăn kiêng, giảm cân như Low Carb, Keto.

Bún nưa được dùng nhiều trong các chế độ ăn kiêng, giảm cân

Thế nào là mì nưa?

Mì nưa còn có tên gọi khác là Tofutaki, được làm ra từ bột nưa tinh chế, sữa đậu nành và 97% còn lại là nước. Tương tự như bún nưa, mì nưa có hình dạng sợi dài tròn nhưng có độ bóng mềm cao hơn nhờ sữa đậu nành.

Đo lường hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g mì nưa thu được bảng giá trị sau:

Thành phần Giá trị đo lường
Năng lượng – Calories 20,8 Calo
Carbs 3,3g
Chất béo 0,65g
Natri 0g
Chất xơ 3g
Protein 0,64g
Vitamin & Khoáng chất 0g

Mì nưa có thành phần sữa đậu nành nên sợi mì mềm, trắng và bóng

Phở nưa là gì?

Khác với hình dạng sợi tròn dài của bún nưa hay mì nưa, phở nưa có dạng sợi dài và dẹp, màu trắng trong suốt. Thành phần chính trong phở nưa đó chính là bột nưa tinh chế và 95% còn lại là nước.

Sau khi đo lường, phân tích thành phần dinh dưỡng trong 100g phở nữa có được bảng sau:

Thành phần Giá trị đo lường
Năng lượng – Calories 14 Calo
Carbs 3,6g
Chất béo 0g
Natri 0g
Chất xơ 3g
Protein 0,g
Vitamin & Khoáng chất 0g

Phở nưa có hình dạng dài và dẹp, màu trắng trong

Các lợi ích của bún nưa đối với sức khỏe

Theo các nhà nghiên cứu, bún nưa cũng như mì nưa, phở nưa là các loại thực phẩm lành tính, cực kỳ tốt cho sức khỏe con người. Dưới đây là 6 lợi ích nổi bật nhất của bún, mì, phở làm từ củ nưa:

Giảm cân

Đầu tiên, với lượng Carb cực kỳ thấp, không có chất béo và protein nên bún nưa cực kỳ thích hợp đối với các chế độ ăn kiêng lành mạnh. Bên cạnh đó, chất glucomannan trong bún nưa khi lên men sẽ tạo thành các axit béo, kích thích một loại hormone đường ruột, tạo cảm giác no lâu.

Bún củ nưa tạo cảm giác no lâu nhờ kích thích hormone đường ruột

Tăng cường miễn dịch

Chất xơ nhớt glucomannan trong bún nưa khi được hấp thu vào cơ thể, nó tạo ra một môi trường nhớt giúp nuôi dưỡng các loại vi khuẩn đường ruột. Nhờ đây, vi khuẩn đường ruột hoạt động tốt hơn, lên men và tạo ra các loại axit amin giúp hệ miễn dịch được tăng cường.

Chất glucomannan trong bún giúp nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột

Nhuận tràng – Giảm táo bón

Theo một nghiên cứu, chứng táo bón nặng ở trẻ em được điều trị thành công đến 45% nhờ chất glucomannan. Bún nưa có chứa nhiều chất glucomannan nên điều hiển nhiên rằng nó sẽ giúp nhuận tràng, giảm táo bón và cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa. Ngoài ra, trong loại bún này cũng có hàm lượng chất xơ cao.

Bún nưa có khả năng giảm táo bón với trẻ em, người lớn

Giảm đường, Insulin

Ngoài khả năng làm rỗng dạ dày, tạo cảm giác no thì chất glucomannan còn có thể kiểm soát lượng đường và Insulin trong máu. Cụ thể là chúng giúp cho đường và Insulin không tăng đột biến sau khi kết thúc bữa ăn. Từ đây, bún nưa có khả năng hấp thụ đường, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến béo phì như tăng đường huyết, tim mạch,…

Giảm nguy cơ béo phì, bệnh tim mạch nhờ bún Konjac

Giảm cholesterol trong máu

Các nhà khoa học cũng phát hiện rằng, chất glucomannan trong bún nưa còn có khả năng giảm lượng cholesterol LDL và các loại chất béo xấu trung tính khác. Từ đây, người dùng bún sẽ giảm lượng cholesterol trong máu, tăng khả năng bài tiết chất béo xấu qua phân, hạn chế tái hấp thu cholesterol.

Chất xơ nhớt glucomannan giúp giảm lượng cholesterol trong máu

Thay thế các loại tinh bột gây dị ứng

Giả sử bạn là một người gặp vấn đề tiêu hóa hoặc dị ứng với một số loại tinh bột phổ biến như lúa mì, trứng hay thực phẩm có chứa gluten thì bún nưa chính là sự thay thế tuyệt vời. Chúng có thể trực tiếp thay thế gạo, mì trứng hay mì ống trong một số món ăn.

Sử dụng bún nưa, mì nưa, phở nưa thay các loại tinh bột khác

Cách chế biến, thưởng thức bún nưa, mì nưa đúng chuẩn

Bún nưa hay mì nưa, phở nưa thường được bảo quản trong các gói nhỏ chung với một xíu nước. Để sử dụng loại thực phẩm này, bạn cần tiến hành sơ chế theo các bước sau:

  • Bước 1: Lấy phần bún nưa ra khỏi gói, cho vào phần rổ hoặc rây lọc. Đặt rổ trực tiếp dưới vòi nước để rửa bún nưa, loại bỏ phần nước bảo quản bún.
  • Bước 2: Bật bếp, đun sôi một ít nước trong nồi sâu. Khi nước sôi, cho phần bún hoặc mì nưa đã rửa sạch trước đó vào luộc trong vòng 3 phút.
  • Bước 3: Tắt bếp, vớt phần bún nưa ra rổ và để ráo. Tiếp đó bạn có thể thưởng thức bún trực tiếp cùng với nước chấm hoặc kết hợp với các loại nguyên liệu khác để tạo ra món trộn, xào,… theo sở thích.

Hướng dẫn cách sử dụng bún nưa đúng cách

Một số điều cần chú ý khi sử dụng bún nưa

Mặc dù đem lại rất nhiều lợi ích trực tiếp đối với sức khỏe người tiêu dùng, nhưng bún nưa cũng sẽ có tác dụng phụ trong một số trường hợp. Thế nên, bạn cần chú ý những điều sau khi sử dụng bún nưa hoặc mì nưa, phở nưa:

  • Người sử dụng có thể gặp phải tình trạng về tiêu hóa như khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… nếu hấp thụ một lượng lớn bún nưa. Khi trạng thái này ngày càng nặng thì bạn nên dừng sử dụng loại thực phẩm này.
  • Chất glucomannan trong bún có thể hạn chế tác dụng của một số loại thuốc, thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng (đặc biệt là thuốc về tiểu đường). Do đó, để tránh ảnh hưởng, bạn nên uống thuốc 1 giờ trước khi ăn hoặc sau khi ăn 3 giờ.
  • Hàm lượng dinh dưỡng trong bún nưa rất thấp, bạn cần bổ sung thêm trứng, rau, thịt,… để cân bằng các chất dù đang trong chế độ giảm cân.

Kết luận

Trên đây là phần giới thiệu về bún nưa cùng với mì nưa, phở nưa mà người tiêu dùng đang quan tâm. Mong rằng với những công dụng tuyệt vời, loại bún này sẽ giúp bữa ăn của bạn ngày càng phong phú, dinh dưỡng, lành mạnh và cải thiện sức khỏe.