Cả nhà 14 người thì 8 người mắc 3 loại bệnh K: Bác sĩ nhắc nhở hãy cẩn trọng với 4 chất gây UT ẩn nấp trong bếp

 

Đúng là nhiều khi bệnh tật nó tới không ai nói trước được luôn các mẹ ạ. Như trường hợp mình vừa đọc được trên báo đây là ví dụ điển hình này.

Cụ thể thì cách đây vài năm, thông tin một gia đình 14 người ở Tuyền Châu (Phúc Kiến, Trung Quốc) có 8 người mắc UT khiến cộng đồng xôn xao. Trong 8 người này, người bố bị K thực quản, 5 người con bị K phổi, một cô con gái bị UT dạ dày, 1 người con gái khác cũng bị K thực quản.

Trường hợp của gia đình này khiến không ít người lo sợ, bàng hoàng luôn cả nhà ạ. Mọi người còn không ngừng nghi vẫn liệu bệnh UT có khả năng lây lan giữa các thành viên sống trong cùng nhà hay không? Tuy nhiên theo mình được biết thì các chuyên gia sau đó có lên tiếng trấn an, bệnh K thực chất không có khả năng lây lan. Tỷ lệ mắc bệnh UT cao trong cùng gia đình có khả năng đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt.

Cụ thể thì dưới đây là những nguồn gây bệnh UT trong nhà bếp, dễ tạo điều kiện cho tế bào ác tính sinh sôi, phát triển, khuyến cáo cả nhà cần chú ý nè:

Dùng chai dầu ăn đã mở nắp quá lâu

Nhiều mẹ nội trợ thường lựa chọn mua các can dầu ăn to thay vì mua chai dầu ăn nhỏ vì giá thành tiết kiệm hơn và đỡ mất công đi mua nhiều lần. Tuy nhiên thời gian để dùng hết một can dầu ăn to thường rất lâu. Khi dầu ăn đã mở nắp và để thời gian dài thì trên miệng can sẽ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn và cả nấm mốc nữa, rất mất vệ sinh.

Không những thế, hầu hết các loại dầu ăn thường được làm từ nguyên liệu là lạc, đậu nành, vừng… khi bảo quản dầu ăn lâu trong môi trường ẩm ướt sẽ sản sinh ra chất aflatoxin gây độc hại. Vì thế, các mẹ không nên mua những can dầu ăn quá to nếu gia đình ít nấu nướng. Nếu thấy dầu ăn đã quá hạn thì nên bỏ.

Khoai tây mốc

Nếu để lâu khoai tây rất dễ bị lên mốc và sản sinh ra độc tố aflatoxin. Ăn phải khoai tây đã mốc trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ UT. Lời khuyên cho chị em là chỉ nên mua khoai tây với lượng vừa đủ, không nên mua nhiều, tích trữ càng lâu thì khả năng thối hỏng càng cao, bỏ đi rất phí mà ăn vào thì hại sức khỏe nữa đấy ạ. Ngoài ra, khi bảo quản khoai tây thì nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Hộp nhựa kém chất lượng

Hộp nhựa được nhiều người lựa chọn đựng thực phẩm. Nhưng rất ít người biết chúng chứa các hóa chất như bisphenol A (BPA), polyvinyl clorua (PVC) và phthalates có thể ngấm vào thức ăn.

Nhựa và BPA có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe não bộ, tim mạch lẫn các loại UT trong đó có UT gan.

Nếu bạn đựng thức ăn trong hộp nhựa kém chất lượng và quay trong lò vì sóng, các hóa chất gây hại ấy sẽ phát tán nhanh hơn dưới môi trường nhiệt độ cao. Chúng rất dễ dính vào các loại thực phẩm có tính axit, béo và đồ ăn mặn, làm tăng nguy cơ mắc K gan.

Đồ ăn ngâm chua, ngâm muối

Tiến sĩ, bác sĩ Diệp Bảo Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết: Người Việt thường có thói quen thích ăn đồ ngâm chua ngâm muối. Tuy nhiên đây cũng là thủ phạm dễ gây UT.

Vị này nói: “Khi muối dưa, nitrat trong thực phẩm bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Nitrit vào cơ thể kết hợp các axit amin tạo thành hợp chất nitrosamine, một chất có khả năng gây UT”.

Tiếp đến là 4 kiểu ăn uống mang bệnh K đến “nhanh như chóp”, nhiều gia đình đang làm mỗi ngày:

– Đầu tiên là thói quen ăn tối muộn, ăn khuya: Cái này công nhận là nhiều người đang mắc phải lắm nè, nhất là với những người trẻ. Em từng đọc một nghiên cứu từ Viện Y tế Toàn cầu Barcelona (ISGlobal) tại Tây Ban Nha cho biết thế này: Những người thường xuyên ăn sau 9 giờ tối và đi ngủ ngay sau khi ăn tối có nguy cơ mắc bệnh K cao hơn 25% so với những người không có thói quen này.

Ngoài ra, tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Manolis Kogevinas có chia sẻ thêm rằng: “Nghiên cứu của chúng tôi kết luận rằng việc tuân thủ các chế độ ăn uống ban ngày có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh K nói chung. Đồng thời, những phát hiện này cũng góp phần khẳng định tầm quan trọng của chế độ ăn trong việc đánh giá nhịp sinh học và ngừa K.”

Nói chung, dù có bận rộn đến đâu thì khuyên mọi người nên ăn tối vào thời điểm 18h30 và nên ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.

– Thứ hai là ăn quá nhiều thịt nướng: Nhiều gia đình Việt cuối tuần thường hay tổ chức các bữa tiệc nướng thơm ngon, hấp dẫn nhưng ít ai lại biết rằng, món này có thể tạo thành các hóa chất có thể làm hỏng DNA, làm tăng nguy cơ K rất cao.

Cụ thể thì các thực phẩm được chế biến bằng phương pháp chiên, nướng ở nhiệt độ cao có thể sản xuất ra chất acrylamide – loại chất độc được WHO xếp loại vào nhóm 2A, nhóm “có thể gây bệnh K trên người”. Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh, độc tính acrylamide đã được chứng minh có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh và hệ thống sinh sản.

– Thứ ba là thói quen ăn sáng bằng đồ ăn để qua đêm: Đúng là có không ít gia đình thường chọn cách ăn sáng với đồ ăn thừa từ buổi tối hôm trước vì sẽ tiết kiệm và nhanh gọn hơn. Cũng có nhiều người sống một mình thường có thói quen nấu sẵn nhiều đồ ăn để ăn trong nhiều ngày.

– Cuối cùng là thói quen sử dụng chai nhựa kém chất lượng để đựng nước: Theo em được biết, chai nhựa được tạo thành từ nhiều phân tử hydrocacbon lẫn nhiều hóa chất khác để tăng độ dẻo hoặc tạo màu sắc. Tính an toàn của chai nhựa phụ thuộc vào loại nhựa được sử dụng. Việc sử dụng các chai nước nhựa kém chất lượng có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như bệnh K và vô sinh.

https://www.webtretho.com/p/ca-nha-14-nguoi-thi-8-nguoi-mac-3-loai-benh-k-bac-si-nhac-nho-hay-can-trong-voi-4-chat-gay-ut-an-nap-trong-bep