Cây Sung trồng trước hay sau nhà thì thu h.út tài lộ.c: Nhiều nhà trồng sai vị trí bảo sao nhà cửa lục đục
Cây Sung là loại cây cảnh được nhiều nhà yêu thích, nhưng không phải ai cũng biết nên trồng trước hay sau nhà mới tốt.
Trong quan niệm xưa và nay thì việc trồng cây cảnh trang trí trước nhà tuy mang lại sự tươi mát, không khí trong lành, đồng thời mang lại sự sinh động cho không gian sống của gia đình. Ngoài ra về mặt phong thủy, cây cảnh còn giúp thu hút tài lộc và may mắn cho gia chủ. Một trong số những loại cây yêu thích nhất của nhiều người chính là cây sung.
Cây sung là gì? Đặc điểm của cây sung
Cây sung còn được gọi là cây Ưu Đàm Thụ hoặc Tụ Quả Dong, là một loại cây trồng lâu năm, thuộc họ Dâu tằm, thân gỗ, thường mọc hoang ở ven bờ ao, sông suối và được trồng tại các vườn cây gia đình. Thông thường, cây sung có chiều cao trung bình từ 15 – 30m, vỏ cây có màu nâu xám, nhẵn, trên thân cây thường có chứa nhiều mủ trắng như sữa.
Lá sung có hình dạng như mũi mác và có lông tơ. Quả sung mọc thành từng chùm, khi quả còn non có màu xanh, khi chín thì chuyển sang màu vàng hoặc màu đỏ.
Sung là loài cây ưa bóng và điều kiện thời tiết mát mẻ, nên rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Cây sung có tốc độ sinh trưởng nhanh và tuổi thọ trung bình cao, có khi lên đến hàng chục năm.
Ý nghĩa phong thủy của cây sung
Theo các chuyên gia phong thủy, cây sung có thể trợ giúp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bản mệnh của cây sung là mệnh mộc nên loài cây này đặc biệt hợp với những người mệnh Mộc hoặc Hỏa. Chúng sẽ giúp gia chủ làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn và thăng tiến trong công việc. Đồng thời, cây sung cũng giúp người mệnh Mộc và Hỏa giúp gia đình được sum vầy, ấm no, hòa thuận.
Đối với những người có sở thích chơi cây cảnh thì cây sung rất được ưa chuộng. Bởi vì cây sung có sức sống mạnh mẽ, rất hợp với điều kiện khí hậu nước ta, dễ trồng, dễ chăm sóc và xanh tốt quanh năm. Ngoài ra, lá và quả sung còn có nhiều ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Hơn nữa, cây sung là loại cây dễ tạo hình, người chơi cây có thể tạo được nhiều hình dáng độc đáo. Với tất cả lý do trên, cây sung xứng đáng được lựa chọn trồng trong nhà khi vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa hài hòa yếu tố phong thủy tài lộc.
Nên trồng cây sung ở vị trí nào là tốt nhất?
Theo kinh nghiệm dân gian, thông thường khi lựa chọn trồng cây trước cửa nhà thì nên chọn những cây xanh tốt khoẻ khoắn, tuyệt đối không được trồng những cây có dáng ủ rũ. Do đó, sung chính là một lựa chọn thích hợp để trồng trước nhà vì dáng cây đẹp, khỏe mạnh. Tuy nhiên, cũng nên chọn vị trí trồng cây thích hợp với cửa chính.
Khi trồng sung cần lưu ý một số điều sau:
Tuyệt đối không được trồng cây sung ở giữa lối đi hoặc cổng, điều này sẽ gây cản trở luồng khí lưu thông vào trong nhà. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vận may và tiền tài của gia chủ.
Nếu vẫn muốn trồng sung trước cửa nhà thì nên trồng gọn vào phía bên trái hoặc bên phải tùy vào cảnh quan.
Để tăng tối đa giá trị trong phong thủy, nên trồng thêm Lộc vừng, vạn tuế trong bộ Tam Đa.
Phải cắt tỉa cây gọn gàng, tránh để cây lớn che khuất tiền sảnh để không ngăn cản việc đón ánh sáng mặt trời lưu thông, xoá tan phần nào âm khí trong nhà.
Nên tìm hiểu kỹ về cách chăm bón cây để đảm bảo cây luôn tươi tốt. Bởi vì cây càng xanh tốt, cho nhiều quả, chứng tỏ phúc phần của gia đình càng lớn.
Nếu không may cây chết, gia đình nên chặt bỏ và trồng cây khác thay thế vào đó.
Công dụng của cây sung trong đời sống
Sung là loại cây rất dễ trồng và chăm sóc nên có thể tiết kiệm được chi phí chăm sóc và công trồng. Ngoài quả, thân và lá cây sung còn có thể tận dụng để mang lại nguồn thu nhập cho nhà vườn. Quả sung được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn khác nhau như: ăn sống, muối chua, kho thịt hoặc cá. Lá sung cũng được sử dụng trong ẩm thực để ăn kèm với thịt chua, nem nắm, chạo, gỏi cá, …
Trong y học cổ truyền, quả sung được xem là một vị thuốc có vị ngọt, tính bình, rất có lợi cho đường tiêu hóa, có tác dụng nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng, … Ngoài ra, quả sung còn có tác dụng cầm máu, chữa lành vết thương, chữa phong thấp rất hiệu quả, trị ho và một số bệnh về đường hô hấp. Lá sung có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, có tác dụng giải độc, có thể dùng chữa trị sưng thũng và lở loét ngoài da.
Bên cạnh đó, sung cũng được trồng làm cảnh để kinh doanh, đặc biệt là vào dịp tết nhu cầu mua cây sung để trang trí cao, mang lại giá trị kinh tế lớn.