Chỉ cần 1 cây lưỡi hổ ban đầu bạn dễ dàng nhân giống thành cả vườn theo cách này ai cũng làm được

Nhân giống lưỡi hổ vừa dễ vừa là một trải nghiệm trồng cây thú vị để trang trí nhà cửa và thu hút tài lộc cho gia đình

Lưỡi hổ là một cây cảnh phong thủy và là một vị thuốc thảo mộc cực tốt trong gia đình. Theo quan niệm phong thủy cây lưỡi hổ giúp thu hút tài lộc. Đây là cây dễ sống, không cần chăm sóc nhiều, chịu được môi trường trong nhà, và chịu được khô hạn. Cây lưỡi hổ lại có sức sống vô cùng bền bỉ. Lưỡi hổ cũng là cây thuốc tố giúp kháng khuẩn trị mụn nhọt, trị viêm họng, làm dịu vết bỏng và sưng tấy ngoài da hiệu quả.

Với một vài nhánh lưỡi hổ ban đầu, bạn dễ dàng nhân giống thành nhiều chậu nhiều cây trong thời gian ngắn theo các cách sau

Cách 1: Tách cây con ra

Nếu chậu lưỡi hổ của bạn đang nhiều nhánh thì bạn hãy tách mỗi nhánh ra một chậu riêng để chúng tiếp tục sinh sôi nhanh hơn. Cách làm này an toàn và nhanh chóng

Bước 1: Đầu tiên bạn đặt chậu cây lưỡi hổ nằm nghiêng và dùng lực để tách cây ra khỏi chậu.

Bước 2: Hãy xác định cụm thân cây mà bạn muốn tách khỏi cây chính, sau đó dùng tay loại bỏ đất ra khỏi rễ càng nhiều càng tốt. Tiếp đó, bạn hãy thử tách cả thân và rễ cây ra khỏi cây chính.

trong-luoi-ho1

Nếu phần rễ cây bám quá chặt vào chùm rễ gốc, bạn sẽ cần dùng đến kéo hoặc dao để cắt tỉa nó ra khỏi cụm rễ. Yên tâm là cắt đứt vài sợi rễ cây lưỡi hổ sẽ không làm chúng chết nhé vì sức sống lưỡi hổ rất bền bỉ, rễ bị đứt còn kích thích chúng ra rễ mới.

Bước 3: Bước cuối cùng, bạn hãy trồng phần thân cây lưỡi hổ vào một chậu cây riêng với hỗn hợp đất dinh dưỡng. Thời gian đầu bạn cần tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho rễ phát triển và đặt chậu cây tại nơi nhận được nhiều ánh sáng.

trong-luoi-ho11

Cách 2: Cắt phần lá để giâm vào nước nhân giống 

Bạn chỉ cần 1 tàu lá lưỡi hổ là đã có thể nhân giống thành nhiều cây. Đặc trưng của lưỡi hổ là một đoạn lá của chúng cũng có thể ra rễ và mọc thành cây mới.

Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy dùng kéo cắt một hoặc hai lá của cây lưới hổ. Chú ý, cắt lá cây càng sát gốc càng tốt.

Bước 2: Bạn có thể sử dụng nguyên lá để giâm trong nước hoặc chia nhỏ lá cây lưỡi hổ nếu kích thước của nó quá lớn. Bạn có thể chia lá theo chiều dọc hoặc chiều ngang đều được, thông thường nên chia theo chiều dọc lá.

Sau đó bạn nên tỉ phần gốc lá để chúng dễ mọc rễ hơn. Để chúng khô lại rồi thả vào bình nước.

Bước 3: Bạn cho nước vào bình thủy tinh, cắm phần lá lưỡi hổ vào và để ơ nơi có ánh sáng như cửa sổ, ban công. Bạn nên thay nước hàng tuần để tránh bị thối cuống

Bước 4: Khi rễ cây đã phát triển ra từ cuống lá ít nhất 3cm, bạn có thể chuyển nó sang trồng trong chậu đất.Cách 3: Nhân giống bằng cách giâm luôn lá vào đất

Cách làm tương tự cách 2 nhưng còn đơn giản hơn là bạn không trải qua bước giâm lá vào nước và trồng trực tiếp vào chậu đất

Bước 1: Dùng kéo để cắt ra một vài lá từ cây lưỡi hổ. Bạn chú ý cắt càng sát gốc cây càng tốt.

Bước 2: Tương tự như khi tiến hành nhân giống cây lưỡi hổ trong nước, bạn cũng có thể chia nhỏ lá cây lưỡi hổ ra nếu nó có kích thước quá lớn. Sau đó, tiến hành cắt theo hình zic zắc để tăng bề mặt cho rễ mới phát triển.

Bước 3: Chuẩn bị một chậu nhỏ với hỗn hợp đất dinh dưỡng bên trong và cắm phần cuống lá vào trong đất. Bạn cần đảm bảo rằng, toàn bộ phần đáy cuống đều chìm trong đất để tăng tỉ lệ ra rễ mới của cây.

trong-luoi-ho2
trong-luoi-ho3

Bước 4: Sau khi giâm lá xong, bạn thường xuyên kiểm tra để đảm bảo độ ẩm nhưng không được ẩm quá.

Cách nhân giống lưỡi hổ này được áp dụng dễ dàng vì chúng rất dễ sống nên bạn không cần mua chậu mới mà lại có nhiều cây và được ngắm quá trình chúng hình thành từ lá thành cây con, lớn lên từng ngày.