Chúng tôi nhận d:i ch:úc, sau khi bác m:ất, toàn bộ tài sản sẽ thuộc về tôi

Bác tôi là người đàn ông cả đời không vợ con, sống vô lo vô nghĩ, chỉ biết hưởng thụ niềm vui. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bác muốn làm gì thì làm. Nhưng rồi sức khỏe bác yếu đi, thường xuyên phải vào viện. Lúc này, bác mới nhận ra sự nghiê:m trọ:ng của việc sống một mình. Lúc này bác gọi cả nhà tôi đến và nói sau khi bác qu:a đ:ời bác lập di chúc để hết tài sản cho tôi vì chỉ có tôi là đứa cháu trai mà bác tin tưởng. Nhưng rồi nhờ sự chăm sóc của gia đình tôi, sức khỏe bác ngày một tốt lên, bác được ra viện rồi đi du lịch khắp nơi trong khi bố tôi đi làm h:ục mặt kiếm tiền l:o cho cả gia đình, cưới vợ cho tôi bác cũng không hỏi han một lời. Đến lúc tôi lấy vợ bác cũng không mừng nhiều, sức khỏe bác dạo này y:ếu đi bác lại gọi cả nhà tôi đến bảo từ giờ không tiêu ho:a:ng nữa, phải để lại ti:ền cho cháu trai, nhà tôi cảm động thư:ơng bác lại chăm l:o bác tận tình, nhưng lần này bác đi thật. Lo liệu t:a::ng l:ễ xong cả nhà tôi lôi d:i ch:úc của bác ra để trả n::ợ t:iề:n m::a ch:::a::y, lúc này cả bố mẹ và tôi mới ch::ết đ:iế:::ng về sự thật của bản d:i ch::ú::c và số ti:ền bác để lại, anh em với nhau bác có cần làm vậy với gia đình tôi không……

Bác tôi là người đàn ông cả đời không vợ con, sống vô lo vô nghĩ, chỉ biết hưởng thụ niềm vui. Trước đây, khi còn khỏe mạnh, bác muốn làm gì thì làm. Nhưng rồi sức khỏe bác yếu đi, thường xuyên phải vào viện. Lúc này, bác mới nhận ra sự nghiêm trọng của việc sống một mình.

Tôi nhớ quãng thời gian đó, bác thường gọi điện cho bố tôi vào nửa đêm, khóc lóc than thở về sự cô đơn, lạc lõng. Mỗi khi bác tâm sự, bố tôi đều nhẹ nhàng an ủi, rồi tìm thời gian đưa cả gia đình đến thăm nom, mua cho bác vài thứ, an ủi động viên.

Có lẽ sự chân thành của bố đã lay động bác. Một ngày nọ, bác gọi cả nhà chúng tôi đến và tuyên bố: “Bác rồi cũng có ngày rời xa cõi đời này. Tài sản của bác thì vẫn còn. Mấy hôm nay bác ngẫm nghĩ, thấy người thân vẫn là quan trọng nhất. Các cháu chính là người nhà của bác. Bác có chút tiền tiết kiệm, cộng với căn nhà này, tổng cộng cũng được hơn 30 tỷ. Sau khi bác mất, tất cả sẽ để lại cho cháu trai”.

Lúc đó, tôi sững sờ, bố mẹ cũng ngạc nhiên không tin vào tai mình. Một lúc sau, bố tôi mới lên tiếng: “Anh nói gì vậy?”. Bác xua tay, ho khan vài tiếng rồi quả quyết: “Di chúc bác đã lập xong, để trong tủ, mọi người cứ cầm lấy. Đến lúc đó, cứ theo di chúc mà nhận”.

 

Chúng tôi nhận di chúc. Đúng như lời bác nói, sau khi bác mất, toàn bộ tài sản sẽ thuộc về tôi. Nhìn tờ di chúc, bố tôi xúc động rơi nước mắt: “Không ngờ anh ấy lại nghĩ cho chúng ta như vậy. Trước đây tôi còn nói xấu anh ấy, thật không nên”. Mẹ tôi cũng thở dài: “Đúng vậy, từ giờ chúng ta đối xử tốt với anh ấy hơn”.

Kể từ đó, bố mẹ tôi đối xử với bác rất tốt, thường xuyên mua quà cáp, dịp lễ Tết nhất định đón bác về ăn uống. Tôi cũng đối xử tốt với bác, dù sao bác cũng đã có ý tốt với gia đình tôi như vậy.

Không biết ai là người tiết lộ, họ hàng, bạn bè đều biết chuyện bác sẽ để lại toàn bộ tài sản cho tôi. Gần như ngay sau đó, rất nhiều người gọi điện cho gia đình tôi, khen chúng tôi may mắn. Thậm chí, khi gặp người quen trên đường, họ cũng hỏi han về chuyện này, như thể đó là một điều gì đó vô cùng to tát.

Bác tôi thì không nói gì, nhưng bố tôi lại cảm thấy rất ngại ngùng. Trước đây, bố đối xử tốt với bác là xuất phát từ tình cảm anh em chân thành. Nhưng giờ đây, khi bác đã tuyên bố để lại cho tôi khối tài sản lớn, mọi sự quan tâm của gia đình dành cho bác dường như trở nên vụ lợi, toan tính. Cứ như thể chúng tôi đang cầu cạnh điều gì đó từ bác.

 

Bố tôi không chịu được những lời ra tiếng vào nên dần không quan tâm tới bác nhiều nữa. Tuy nhiên, ông vẫn gọi điện hỏi han, thỉnh thoảng mua quà cáp biếu bác. 

Nhờ sự chăm sóc của gia đình, sức khỏe bác tôi dần hồi phục, tinh thần cũng tốt hơn trước rất nhiều. Bác lại tiếp tục những thú vui của mình. Trong khi bố tôi ngày đêm vất vả làm việc để kiếm tiền cho tôi lấy vợ, thì bác tôi lại dành phần lớn thời gian để đi du lịch, mua sắm, hưởng thụ cuộc sống.

Việc bác tiêu xài hoang phí khiến mẹ tôi không hài lòng. Bà cho rằng bác đã hứa để lại tài sản cho tôi, vậy mà lại phung phí tiền bạc như vậy là quá đáng. Bố tôi nghe vậy liền mắng mẹ: “Đó là tiền của người ta, họ muốn tiêu gì là quyền của họ, em nói linh tinh cái gì?”. Bố mẹ tôi cãi nhau một trận lớn rồi thôi. Lúc đó, tôi không nghĩ nhiều, cũng không màng đến tài sản của bác. Tôi chỉ thấy mừng vì bác đã tìm lại được niềm vui sống như trước kia.

Bác ruột lập sẵn di chúc cho cháu trai thừa kế 30 tỷ, cả nhà khấp khởi mừng thầm, cho tới ngày bác qua đời thì vỡ lẽ quả đắng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

 

Cái kết bất ngờ

Vài năm sau, gia đình tôi mua được nhà, mua được xe, tôi cũng kết hôn. Bác tôi vẫn vui vẻ hưởng thụ cuộc sống. Dù thi thoảng sức khỏe có vấn đề, nhưng nhìn chung, bác vẫn rất hạnh phúc. Chuyện bác tiêu xài hoang phí, mẹ tôi cũng không còn bận tâm nữa. Bởi lẽ, ngần ấy năm trôi qua, ai biết được bác có còn giữ lời hứa để lại tài sản cho tôi hay không.

Kể từ ngày bác lập di chúc đến nay đã 6 năm. Con trai tôi đã đến tuổi đi mẫu giáo, bác tôi vẫn sống an nhàn, thảnh thơi. Thế nhưng, thời gian gần đây, bác bỗng nhiên thay đổi thói quen sinh hoạt. Bác không còn ăn uống thả ga như trước, cũng không còn la cà du lịch, mua sắm nữa mà chỉ ru rú ở nhà.

Sự thay đổi kỳ lạ này khiến cả nhà tôi đều ngạc nhiên. Sau đó, bố tôi đã đến hỏi han xem bác có gặp khó khăn gì không? Bác tôi cười xòa đáp: “Ấy, chẳng phải đã có di chúc rồi sao? Sau này mọi thứ đều là của cháu trai, bác không thể tiêu hoang được nữa, phải tiết kiệm cho cháu chứ”. Nghe bác nói vậy, bố tôi vô cùng cảm động. Về đến nhà, ông liền mang ngay chiếc chăn mới mua sang cho bác, nói là không thể để bác sống thiếu thốn được.

Gia đình tôi lại quan tâm, chăm sóc bác như trước, thậm chí còn chu đáo hơn. Bởi lẽ, bản thân bác đã không tiếc tiền của, cố gắng tiết kiệm cho tôi như vậy, nếu chúng tôi còn không đối xử tốt với bác thì thật có lỗi. Không chỉ bố mẹ, ngay cả tôi cũng thường xuyên đến thăm nom, mỗi lần đến đều dúi cho bác ít tiền, bảo bác đừng tiết kiệm, cứ thoải mái chi tiêu.

 

Thế nhưng, tuổi cao sức yếu, lại cộng thêm lối sống buông thả trước kia, sức khỏe bác tôi ngày càng giảm sút. Đến cuối cùng, bác yếu đến mức không thể tự xuống giường được. Không còn cách nào khác, bố tôi đành đón bác về nhà chăm sóc. 

Suốt thời gian ở nhà tôi, bác không phải chịu bất kỳ ấm ức nào. Sau đó, khi bệnh tình trở nặng, chúng tôi đưa bác vào viện điều trị. Đáng tiếc là bệnh tình của bác đã quá nặng, mọi sự cứu chữa đều trở nên vô vọng. Chưa đầy hai tuần sau, bác tôi qua đời.

Lo liệu tang lễ cho bác xong xuôi, chúng tôi đến nhà bác, tìm thấy một chiếc thẻ ngân hàng. Kết quả kiểm tra số dư khiến cả nhà chết lặng: chỉ vỏn vẹn 280 ngàn. Chúng tôi bàng hoàng, nghĩ rằng mình đã tìm nhầm thẻ. Thế nhưng, sau khi lục tung toàn bộ căn nhà, chúng tôi chỉ tìm thấy thêm vài đồng lẻ, ngoài ra không còn gì đáng giá.

Chúng tôi định bán căn nhà của bác để lấy tiền, nhưng sau khi tìm hiểu mới biết, căn nhà đã được thế chấp để vay tiền từ lâu. Di chúc mà bác đưa năm xưa giờ đây chẳng khác nào tờ giấy lộn. Bố tôi đau đớn ngồi bệt xuống đất: “Anh ơi, dù sao cũng là anh em một nhà, sao anh lại nỡ lừa chúng tôi như vậy?”.

Ban đầu, tôi cứ ngỡ bác lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho tôi là có ý tốt. Nào ngờ đâu, đó chỉ là chiêu trò “tay không bắt giặc” của bác, dùng vài lời nói suông để đổi lấy sự quan tâm, chăm sóc của gia đình tôi suốt bao năm qua. Tiền bạc mất đi, chúng tôi có thể không tiếc, nhưng điều khiến chúng tôi đau lòng nhất chính là bị chính người thân của mình lừa dối. Đến lúc sắp lìa đời, bác vẫn gài bẫy chúng tôi một vố đau điếng.