Củ bình vôi có tác dụng gì? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng chữa bệnh?
Mặc định
Lớn hơn
Củ bình vôi là vị thuốc thường được dùng trong y học cổ truyền. Vậy củ bình vôi có tác dụng gì? Xuất hiện nhiều ở vùng núi đá vôi. Đây là vị thuốc quý nằm trong danh sách dược liệu quý của Việt Nam, có khả năng chữa nhiều bệnh lý. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn tác dụng dược lý của loại cây này và tác dụng chữa bệnh.
Củ bình vôi là một loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe được dùng để chữa nhiều bệnh. Nếu bạn đang băn khoăn về củ bình vôi có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé.
Đặc điểm nhận biết của củ bình vôi
Củ bình vôi sở dĩ có tên gọi như vậy vì phần thân phình to giống bình đựng vôi. Ở nước ta, loại này có khắp nơi ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều nhất là ở Lai Châu, Ninh Bình, Hòa Bình,… Một số đặc điểm của loại cây này là:
- Tính chất ưa sáng.
- Thân dây leo, dài khoảng 6m.
- Lá mọc đối xứng nhau, có hình tim.
- Hoa nhỏ màu xanh nhạt, mọc thành chùm.
- Quả hình cầu, dẹt, màu đỏ. Hạt cứng, hình móng ngựa.
- Phần củ nằm dưới đất, mọng nước, có vị đắng, vỏ ngoài màu nâu đen, bên trong trắng xám, thu hoạch quanh năm. Đây là bộ phận chính được sử dụng để chữa bệnh.
Thành phần trong củ bình vôi
Củ bình vôi chứa nhiều alcaloid, l-tetrahydropalmatine (rotundine), roerine, stepharine, cyclanine, cefarantine. Ngoài ra, trong củ của loại cây này còn chứa tinh bột và đường khử.
Tác dụng dược lý của l-tetrahydropalmatin (rotundin)
Các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu thành phần l-tetrahydropalmatine trong củ bình vôi ít độc, có tác dụng an thần và bổ tim. Là chất giúp an thần, cải thiện chứng mất ngủ, giải nhiệt và hạ huyết áp. Ngoài ra còn có tác dụng kéo dài thời gian tác dụng của thuốc an thần được thử nghiệm trên động vật.
Tác dụng dược lý của roemerin
Roemerin có tác dụng gây mê và ức chế. Trong thí nghiệm với ếch đã chứng minh roererin có tác dụng ức chế, làm giảm mức độ và tần suất co bóp, trong thời kỳ tâm trương tim ếch có thể ngừng đập nếu dùng liều cao. Roererin giúp làm dịu hệ thần kinh trung ương với liều lượng nhỏ và gây co giật khi dùng với liều lượng lớn. Roemerin cũng giúp làm giãn mạch máu và hạ huyết áp.
Tác dụng dược lý của cepharanthin
Cefarantin có tác dụng giãn mạch máu, tăng cường sản xuất kháng thể, hiệu quả trong việc điều trị bệnh giảm bạch cầu do tia phóng xạ hoặc chống bom hạt nhân,… Không có tác dụng phụ khi dùng cefarantin liều cao.
Ngoài ra, trong củ bình vôi còn chứa các chất như tetrandrine và isotetradim có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ huyết áp, hạ nhiệt.
Củ bình vôi có tác dụng gì?
Như đã nói ở trên, củ bình vôi là bộ phận chính dùng để điều trị một số bệnh. Cụ thể, củ bình vôi có những tác dụng sau:
An thần
Củ bình vôi có tác dụng an thần, dễ ngủ. Thành phần của cây thuốc này có chứa một lượng lớn hoạt chất l-tetrahydropalmatine. Hoạt chất này có tác dụng kích thích an thần, duy trì giấc ngủ, điều trị suy nhược, hạ huyết áp,…
Cải thiện chứng mất ngủ
Hoạt chất cefarantin trong củ bình vôi có tác dụng điều hòa hệ tuần hoàn, đồng thời kích thích cơ thể sản sinh kháng thể có lợi cho người mất ngủ. Sử dụng hoạt chất này, cơ thể được thư giãn, khí huyết được điều hòa. Từ đó, người bệnh dễ đi vào giấc ngủ, ngủ sâu và ngon giấc hơn. Khắc phục được chứng mất ngủ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tinh thần minh mẫn.
- Nguyên liệu: 12g củ bình vôi, 12g vông nem, 6g liên tâm, 12g lạc tiên, 6g cam thảo.
- Cách làm: Nấu lấy nước uống, 1 lần/ngày.
Ngăn ngừa rối loạn tiêu hoá
Sử dụng củ bình vôi ngâm rượu hoặc nấu nước uống có thể giúp ngăn ngừa đầy bụng, khó tiêu. Dùng với liều 3 – 6g với người lớn và đối với trẻ nhỏ khoảng 0.02 – 0.03g.
Hỗ trợ điều trị bệnh gút
L-tetrahydropalmatine, một thành phần được tìm thấy trong củ bình vôi, có thể giúp giảm các triệu chứng do bệnh gút gây ra. Cách sử dụng loại cây này để điều trị gút như sau: Rửa sạch củ, cạo sạch lớp vỏ bên ngoài rồi thái thành từng lát mỏng, phơi khô và nghiền thành bột. Mỗi lần sử dụng dùng khoảng 3 – 6g với nước sôi và uống khi còn ấm. Bột củ binh vôi sau khi xay mịn nên bảo quản trong lọ thủy tinh có nắp đậy kín.
Chữa viêm họng, viêm phế quản và viêm nhiễm đường hô hấp
Để chữa viêm họng hay các bệnh về đường hô hấp, bạn sắc nước uống gồm 12g mỗi loại củ bình vôi, cát cánh, huyền sâm, uống ngày 1 lần.
- Nguyên liệu: 12g mỗi loại củ bình vôi, cát cánh, huyền sâm.
- Cách dùng: Nấu lấy nước uống, 1 lần/ngày.
Chữa viêm loét dạ dày
Củ bình vôi khi kết hợp với khổ sâm, sa tiền, dạ cẩm có thể chống viêm loét dạ dày.
- Nguyên liệu: 12g mỗi loại củ bình vôi, khổ sâm cho lá, dạ cẩm, xa tiền tử.
- Cách làm: Nấu lấy nước uống, 1 lần/ngày.
Lưu ý khi sử dụng củ bình vôi chữa bệnh
Sau khi biết củ bình vôi có tác dụng gì, cần sử dụng như thế nào để tránh những tác dụng phụ không mong muốn và đạt được kết quả tối ưu từ việc sử dụng củ bình vôi trong điều trị bệnh, người bệnh cần lưu ý một số điều như:
- Tránh dùng quá liều loại cây này vì có thể gây ngộ độc do chất rotundine khá độc.
- Hoạt chất ancaloit A (roemerine) có trong củ bình vôi. Hoạt chất làm tê niêm mạc và giảm nhịp tim. Khi sử dụng quá liều dược liệu này có thể gây kích ứng hệ thần kinh trung ương, gây co giật.
- Khi điều trị bệnh bằng củ bình vôi, người bệnh cần đảm bảo theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Khi có dấu hiệu bất thường phải báo ngay cho bác sĩ, để xác định tình trạng, nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời. Các tác dụng phụ nặng thêm có thể nguy hiểm cho sức khỏe.
- Vì trong củ bình vôi có chứa một lượng nhỏ độc tố nên người bệnh không tự ý sử dụng. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về cách sử dụng và liều lượng để an toàn cho sức khỏe.
- Phụ nữ mang thai và trẻ dưới 1 tuổi không được sử dụng củ bình vôi.
Qua bài viết chia sẻ trên đây, các bạn đã biết được dược tính và củ bình vôi có tác dụng gì. Đồng thời lưu ý khi sử dụng củ bình vôi để đảm bảo đạt hiệu quả cao và an toàn sức khỏe. Tốt nhất, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Xem thêm:
Có thể bạn quan tâm
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Đã kiểm duyệt nội dung
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Các bài viết liên quan
-
Creatine là gì? Công dụng, liều dùng, tác dụng phụ và phân loại
-
Viêm dây thần kinh số 5: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và điều trị
-
Mầm thảo quả có tác dụng gì? Cách dùng ra sao?
-
Tìm hiểu về phương pháp test dị ứng kháng sinh và quy trình thực hiện
-
Độ nhạy và độ đặc hiệu: Khái niệm và ứng dụng trong y học
-
Nên chọn đệm loại nào để đảm bảo giấc ngủ ngon và sức khỏe tốt?
-
Hội chứng Pareidolia: Khi bộ não “đánh lừa” thị giác con người!
-
Nổi hạch vùng chẩm có nguy hiểm không? Nguyên nhân là gì?
-
Cây ngũ gia bì đuổi muỗi là nhờ đâu? Cách sử dụng hiệu quả
-
Chiều dài xương đùi thai 30 tuần bao nhiêu? Vì sao xương đùi thai nhi bị ngắn?