Dứa mua về đừng ăn ngay: Ngâm với nước này càng ngọt, ăn thoải mái không r;át l;ưỡi

Dứa là loại quả rất giàu vitamin và tốt cho sức khỏe, dưới đây là một số mẹo giúp bạn ăn dứa không bị rát lưỡi.

Dứa là trái cây tốt cho bạn. Dứa giàu vitamin A, vitamin C, canxi, kali, và phốt pho. Trong khi giàu chất xơ và năng lượng, dứa lại ít chất béo và cholesterol nên bổ dưỡng tuyệt vời mà bạn nên thêm vào chế độ ăn uống để cải thiện và duy trì sức khỏe.

Dứa có chứa mangan, một khoáng chất cần thiết cho cơ thể để xây dựng xương và mô liên kết. Bạn thậm chí không cần phải ăn nhiều loại trái cây – một bát dứa cung cấp cho cơ thể của bạn 73% lượng mangan cần thiết.

dua1Tuy nhiên, khi ăn dứa bạn sẽ cảm thấy bị rát lưỡi. Lý do là vì bên trong quả dứa có chứa chất bromelain – một hỗn hợp của các enzyme tiêu hóa, có nhiều lợi ích trong việc điều trị chống viêm nhiễm. Enzyme này nằm tập trung nhiều trong lõi và vỏ dứa, khi tiếp xúc với lớp da nhạy cảm ở lưỡi và xung quanh miệng làm phân hủy các protein gây ra cảm giác đau rát.

Tuy nhiên cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất nên không phải là một vấn đề quá lớn vì không gây nguy hại đáng kể gì cho cơ thể.

Một số mẹo dưới đây sẽ giúp dứa thêm ngọt và hết hẳn rát lưỡi.

Ngâm nước muối: Dứa sau khi gọt vỏ và bỏ mắt thì cắt thành miếng vừa ăn. Chuẩn bị lượng nước sôi để nguội, cho một thìa muối vào khuấy đều. Sau đó ngâm dứa đã cắt vào nước muối trong 30 phút.

Hết thời gian thì đổ bỏ nước, để dứa ráo nước rồi thưởng thức. Lúc này ăn dứa vừa sạch, vệ sinh lại không bị thâm và giảm được độ gây tê rát lưỡi.

Sở dĩ ngâm nước muối trước khi ăn có thể làm hết rát lưỡi là vì muối có thể phân hủy chất gây tê rát, đồng thời làm dứa thêm đậm đà hơn.

Ngâm baking soda: Cho một thìa baking soda vào nước sôi để nguội khuấy tan (không cho muối), để cho nó chuyển thành nước soda. Cho dứa đã cắt vào ngâm, chỉ cần ngâm 2-3 phút là có thể ăn trực tiếp được.

Vì baking soda cũng có tính kiềm, tác dụng khi cho vào nước tương tự như ngâm nước muối, khử nhanh vị chua của dứa. Dứa ăn sẽ có vị ngọt vô cùng, còn ngon hơn là ngâm với nước muối nhạt, rất tiện và dễ dàng.

Chần qua nước nóng 70 độ: Nghe có vẻ khó tin, nhưng đây là một trong những mẹo ăn dứa của nhiều chị em thông thái. Thoạt đầu, ai cũng nghĩ chần dứa khiến nó bị nhũn. Tuy nhiên, khi nước sôi khoảng 70 độ, chần qua rồi thả vào nước đá. Vớt dứa ra để ráo là dứa cực kỳ giòn ngọt.
dua2
Một số người không nên ăn dứa

Người bị bệnh dạ dày

PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cảnh báo, người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa, chỉ nên ăn một miếng rất nhỏ bởi dứa có chứa nhiều axit hữu cơ và một số enzyme làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày, đường ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Người thừa cân béo phì

Dứa có hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì ó điều đối với những người thừa cân béo phì.

Người đái tháo đường

Người bị đái tháo đường không nên ăn nhiều dứa vì hàm lượng đường cao. Nếu người đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Người huyết áp cao

Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng… dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Phụ nữ mang thai

Ăn quá nhiều dứa có thể làm tăng kích thích co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu.

Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

Người bị hen phế quản, viêm mũi họng

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn…

Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.