Giới hạn độ tu:ổi lái xe ô tô là bao nhiêu tuổi? Đến tuổi nào là KHÔNG ĐƯỢC LÁI XE

Theo quy định của pháp luật hiện hành, điều kiện để được lái xe ô tô ngoài điều kiện sức khỏe và trình độ thì cần phải đáp ứng về độ tuổi mới được điều khiển phương tiện.

Có nhiều trường hợp người lái xe khi muốn tham gia học lái xe ô tô nhưng còn thắc mắc về độ tuổi lái xe ô tô như thế nào để có thể phù hợp với từng hạng trong quy định của nhà nước. Để giúp cho các bạn nắm được kiến thức, các bạn có thể tham khảo thông tin sau đây của chúng tôi để có thể nắm vững thông tin về độ tuổi học lái xe ô tô tại Việt Nam hiện nay quy định như thế nào?

Đối với mỗi hạng bằng khác nhau thì sẽ có quy định về độ tuổi học bằng lái xe ô tô khác nhau. Để đăng ký đúng hạng bằng theo độ tuổi của mình thì bạn cần phải nắm được quy định học bằng lái ô tô.

Giới hạn độ tuổi lái xe ô tô không chỉ là vấn đề quyền tự do đi lại của bạn mà còn là vấn đề lớn liên quan đến an toàn giao thông của toàn xã hội. Hôm nay, chúng ta hãy nói về chủ đề này và xem những quy định mới sẽ có tác động gì đến sự nghiệp lái xe của bạn?

Độ tuổi tối thiểu được lái xe ôtô

Độ tuổi lái xe ô tô, giới hạn độ tuổi lái xe ô tô, luật giao thông đường bộ

Theo quy định của Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi của người lái xe như sau:

– Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

– Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe môtô hai bánh, xe môtô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi;

– Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ôtô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

– Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

– Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi, lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

– Tuổi tối đa của người lái xe ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

Ngoài ra, người thí sinh cần đáp ứng điều kiện về sức khỏe. Theo đó, người điều khiển xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe điều khiển và công dụng của xe.

Quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe sẽ được Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đưa ra. Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ôtô và quy định về cơ sở y tế khám sức khỏe của người lái xe cũng được các cơ quan chức năng quy định.

Độ tuổi cao nhất được lái xe ôtô

Độ tuổi lái xe ô tô, giới hạn độ tuổi lái xe ô tô, luật giao thông đường bộ

Hiện nay, Luật Giao thông đường bộ Việt Nam chưa có quy định giới hạn cụ thể độ tuổi cao nhất đối với lái xe ôtô. Tuy nhiên, có giới hạn của bằng lái xe từng hạng. Cụ thể như sau:

– Đối với giấy phép lái xe hạng B1: Thời hạn đối với nữ đến 55 tuổi và nam đến 60 tuổi. Đối với trường lái xe nữ trên 45 tuổi và nam trên 55 tuổi thì giấy phép lái xe có thời hạn 10 năm kể từ ngày được cấp.

– Thời hạn đối với giấy phép lái xe hạng A4, B2 là 10 năm kể từ ngày được cấp.

– Thời hạn đối với giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE là 5 năm kể từ ngày được cấp.

Như vậy, người cao tuổi, về hưu vẫn được phép lái xe ôtô nếu đảm bảo điều kiện về sức khỏe và thời hạn của giấy phép lái xe.