Khuyên chân thành: 4 kiểu thớt không nên có mặt trong nhà bếp, dễ nhiễm “thuốc độc” vào thức ăn

Không chỉ bát, đĩa hay nồi chảo không an toàn mới tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm độc vào thức ăn. Bốn loại thớt dưới đây cũng nguy hiểm không kém!

Thớt là một trong những đồ dùng nhà bếp không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rằng nếu lựa chọn và bảo quản thớt không đúng cách sẽ gây tổn hại trực tiếp đến dinh dưỡng, sức khỏe của chúng ta. Thậm chí, có 4 loại thớt không nên có mặt trong bất kỳ căn bếp nào, có cũng nên vứt bỏ ngay. Bởi trong quá trình sử dụng, chúng có thể khiến thực phẩm hay món ăn bị nhiễm “thuốc độc” gây hại sức khỏe. Đó là:

1. Thớt nhựa cũ, bị trầy xước nhiều

Khuyên chân thành: 4 kiểu thớt không nên có mặt trong nhà bếp, dễ nhiễm “thuốc độc” vào thức ăn- Ảnh 1.

Thớt nhựa hay thớt bằng bất cứ chật liệu nào bị trầy xước nhiều đều nên vứt bỏ (Ảnh minh họa)

Thớt nhựa là loại thớt phổ biến trong nhiều gia đình vì giá thành rẻ và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, bề mặt thớt sẽ xuất hiện nhiều vết trầy xước. Những vết này chính là nơi lý tưởng để vi khuẩn, nấm mốc, và thậm chí là mảnh nhựa siêu nhỏ tích tụ. Khi dùng để cắt thực phẩm, đặc biệt là đồ nóng, các hạt nhựa này có thể thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra độc tố ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.Thớt nhựa cần được thay định kỳ, nhất là khi có quá nhiều vết trầy, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

2. Thớt gỗ bị mốc hoặc nứt

Thớt gỗ là lựa chọn yêu thích của nhiều người vì độ bền cao, công năng tốt và đẹp mắt, mang xu hướng tự nhiên. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách, thớt gỗ dễ bị nấm mốc hoặc xuất hiện vết nứt. Nấm mốc trên thớt gỗ là nguồn sản sinh ra aflatoxin – một loại chất gây ung thư rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, các vết nứt cũng là nơi vi khuẩn dễ dàng tích tụ và xâm nhập vào thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, nên thay thế thớt gỗ ngay khi xuất hiện dấu hiệu nứt hoặc mốc.

Khuyên chân thành: 4 kiểu thớt không nên có mặt trong nhà bếp, dễ nhiễm “thuốc độc” vào thức ăn- Ảnh 2.

Thớt gỗ bị nấm mốc chứa chất cực độc Aflatoxin gây ung thư và nhiều bệnh nguy hiểm khác (Ảnh minh họa)

3. Thớt kim loại bị gỉ sét

Thớt kim loại, đặc biệt là thớt nhôm hoặc inox kém chất lượng, thường được sử dụng vì dễ vệ sinh và không bị thấm nước. Tuy nhiên, qua thời gian, bề mặt kim loại có thể bị oxy hóa và xuất hiện các mảng gỉ sét. Khi tiếp xúc với thực phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm chua hoặc mặn, các mảng gỉ này có thể thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các chất độc hại. Việc tiêu thụ thực phẩm có lẫn oxit kim loại có thể dẫn đến ngộ độc hoặc tích tụ kim loại trong cơ thể, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

4. Thớt thủy tinh chất lượng kém

Nhiều người cho rằng thớt thủy tinh sạch sẽ và không bị mài mòn như các loại thớt khác. Tuy nhiên, thớt thủy tinh kém chất lượng thường dễ bị nứt hoặc vỡ khi gặp va chạm. Khi bề mặt thủy tinh bị nứt, các mảnh thủy tinh siêu nhỏ có thể rơi vào thức ăn, gây tổn thương nghiêm trọng cho đường tiêu hóa. Ngoài ra, thớt thủy tinh kém chất lượng có thể chứa các chất phụ gia độc hại, dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm khi bề mặt bị mài mòn hoặc hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc.

Khuyên chân thành: 4 kiểu thớt không nên có mặt trong nhà bếp, dễ nhiễm “thuốc độc” vào thức ăn- Ảnh 3.

Thớt thủy tinh chất lượng kém ngoài nguy cơ nhiễm độc còn gây nguy hiểm vì dễ vỡ (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, khi sử dụng thớt cũng có một vài lưu ý khác để món ăn tươi ngon, sức khỏe an toàn. Ví dụ như phân loại thớt riêng cho thực phẩm sống và chín, sau khi dùng thớt cần rửa sạch và phơi khô hoàn toàn… Định kỳ khử trùng thớt bằng giấm trắng hoặc nước muối, dung dịch chuyên dụng để loại bỏ vi khuẩn. Nên thay mới thớt 1 – 2 năm 1 lần ngay cả khi chưa hư hỏng hoặc thay mới ngay khi có dấu hiệu nấm mốc, trầy xước nhiều, nứt vỡ, có mùi lạ.