Lợi dụng danh nghĩa quỹ từ thiện hoạt động trái pháp luật có thể sẽ bị xử lý hình sự

Đây là nội dung mới tại Nghị định 136/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

Theo đó tại khoản 19 Điều 1 Nghị định 136/2024/NĐ-CP đã bổ sung Điều 44a Nghị định 93/2019/NĐ-CP về xử lý vi phạm.

Theo đó, người nào vi phạm về việc thành lập quỹ, lợi dụng danh nghĩa quỹ để tổ chức, hoạt động trái pháp luậtlợi dụng chức vụ, quyền hạn để thành lập quỹ và quản lý tổ chức, hoạt động của quỹ trái với quy định của Nghị định 136/2024/NĐ-CP thì:

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Trường hợp gây thiệt hại về vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Lợi dụng danh nghĩa quỹ từ thiện hoạt động trái pháp luật có thể sẽ bị xử lý hình sự
Lợi dụng danh nghĩa quỹ từ thiện hoạt động trái pháp luật có thể sẽ bị xử lý hình sự
(Ảnh minh họa)

Ngoài ra, Nghị định 136/2024/NĐ-CP còn sửa đổi:

– Quy định về mục đích tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện: không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm mục đích hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học, công nghệ, nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường, cộng đồng, từ thiện, nhân đạo.

–  Quy định về hồ sơ mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ gồm có:

  • Đơn đề nghị mở rộng phạm vi hoạt động;
  • Dự thảo điều lệ quỹ;
  • Văn bản của Ban sáng lập quỹ; Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc mở rộng phạm vi hoạt động của quỹ;
  • Tài liệu chứng minh tài sản đóng góp;

Nghị định 136/2024/NĐ-CP được ban hành ngày 23/10/2024; có hiệu lực từ 10/12/2024.