Lý do nên sử dụng vỏ chanh ít người biết

1. Giá trị dinh dưỡng của vỏ chanh

Theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng Quốc gia của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g vỏ chanh chứa:

  • 14 cách sử dụng vỏ chanh tốt nhất
  • Calo: 47
  • Lipid: 0,3g
  • Chất béo bão hoà: 0g
  • Cholesterol: 0 mg
  • Natri: 6mg
  • Kali: 160mg
  • Carbohydrat: 16g
  • Chất xơ: 11g
  • Đường: 4,2g
  • Protein 1,5g
  • Vitamin C: 129mg
  • Sắt: 0,8mg
  • Vitamin B6: 0,2mg
  • Magie: 15mg
  • Canxi: 134mg

Như vậy có thể thấy vỏ chanh rất có giá trị dinh dưỡng. Vỏ chanh chứa nhiều vitamin C, pectin, canxi, kali, chất xơ, acid alpha hydroxy và flavonoid như D-limonene. Các nghiên cứu cho thấy vỏ chanh chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó không chỉ là thực phẩm tốt mà còn là vị thuốc chữa bệnh.

Lý do nên sử dụng vỏ chanh ít người biết- Ảnh 2.

Vỏ chanh rất có giá trị dinh dưỡng.

Theo BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, mặc dù được ăn với số lượng nhỏ nhưng vỏ chanh lại rất bổ dưỡng. Vỏ chanh chứa một lượng lớn chất xơ và vitamin C, ngoài ra còn chứa một lượng canxi, kali và magie. D-limonene, một hợp chất tạo nên mùi thơm đặc trưng của chanh, cũng được tìm thấy trong vỏ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Một nghiên cứu trong ống nghiệm xác định rằng vỏ chanh có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn vỏ bưởi hoặc quýt. Việc hấp thụ các chất chống oxy hóa flavonoid như D-limonene có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc một số bệnh như bệnh tim, đái tháo đường. Vitamin C trong vỏ chanh hoạt động như một chất chống oxy hóa mạnh giúp tăng cường miễn dịch.

  • 2 lý do nên sử dụng chanh đào vào mùa thu

2. Vỏ chanh là bộ phận giàu chất chống oxy hóa nhất

Vỏ chanh là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời bao gồm vitamin C và D-limonene, giúp cơ thể chống lại các gốc tự do và tổn thương tế bào. Nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa cao, vỏ chanh giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng cường khả năng chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Tiêu thụ thường xuyên các chất chống oxy hóa như D-limonene đã được chứng minh trong các nghiên cứu có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và bệnh tim. Ngoài ra, D-limonene hỗ trợ tăng cường hoạt động của một loại enzyme chống lại stress oxy hóa, liên quan đến tổn thương mô và lão hóa nhanh.

Nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn của chiết xuất vỏ trái cây họ cam quýt của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy, vỏ chiết xuất từ nhiều loài họ cam quýt là nguồn chính của phenol, flavonoid và tác nhân kháng khuẩn.

Vỏ chanh chứa một lượng lớn vitamin C cũng như một lượng đáng kể một số chất dinh dưỡng khác như khoáng chất, vitamin và chất xơ. Các thành phần này được coi là một phần cực kỳ quan trọng trong chế độ ăn của con người.

Các hợp chất chống oxy hóa thể hiện một số lợi ích liên quan đến sức khỏe, khiến chúng trở thành “ứng cử viên” tiềm năng trong lĩnh vực y học. Vỏ trái cây có thể được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm, ngành công nghiệp mỹ phẩm và là nguồn để sản xuất các loại thuốc hữu ích.

Một số nghiên cứu được báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng, trong hầu hết các loại trái cây họ cam quýt, các hợp chất chịu trách nhiệm về đặc tính chống oxy hóa chủ yếu có trong vỏ của chúng chứ không phải trong phần cùi của chúng.

Ngoài dầu, vỏ chanh còn chứa một lượng lớn các hợp chất hoạt tính sinh học bao gồm acid ascorbic, acid phenolic và flavonoid có liên quan đến đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa. Chiết xuất vỏ chanh cho thấy hoạt động chống gốc tự do rất tốt, thậm chí hoạt động này còn lớn hơn hoạt động của acid ascorbic.

Lý do nên sử dụng vỏ chanh ít người biết- Ảnh 4.

Chất chống oxy hóa chủ yếu nằm ở vỏ chanh.

3. Ăn vỏ chanh có tác dụng phụ không?

Vỏ chanh không có tác dụng phụ nào được biết đến và được coi là an toàn theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Các nghiên cứu trên động vật đã liên kết lượng lớn D-limonene với tác động gây ung thư. Tuy nhiên con người không có protein tham gia vào quá trình này, vì vậy phát hiện này không liên quan đến con người.

Để sử dụng vỏ chanh an toàn, bạn nên chọn chanh tự trồng hoặc chọn những quả chanh được trồng theo tiêu chuẩn, có nguồn gốc rõ ràng; Rửa sạch quả bằng nước sạch hoặc rửa bằng baking soda để loại bỏ bụi bẩn và dư lượng hóa chất có thể tồn tại trên bề mặt vỏ.

Đối với những người có tiền sử mắc các vấn đề sức khỏe như loét dạ dày nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng vỏ chanh.