Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
1. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
2. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, một trong những nguyên tắc khi sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích. Hay nói cách khác, phải sử dụng đúng mục đích sử dụng đất, nếu sử dụng sai mục đích sẽ bị xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ Điều 9, 10, 11 và Điều 12 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, khi sử dụng đất sai mục đích (tự ý chuyển đất nông nghiệp sang đất ở hoặc đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở bằng hành vi dễ nhận thấy nhất là xây nhà trên đất không phải là đất ở) thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu có nghĩa là phải tháo dỡ nhà ở (nếu có) vì sử dụng đất sai mục đích.
Không chỉ tại Nghị định xử lý vi phạm hành chính về đất đai (Nghị định 91/2019) mới quy định biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, mà tại Điều 92 Luật Nhà ở 2014 cũng quy định rõ về các trường hợp nhà ở phải phá dỡ, cụ thể:
1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng.
Như vậy, khi xây nhà trên đất nông nghiệp thì không được nộp phạt để tồn tại. Hay nói cách khác, nếu xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp thì bắt buộc phải tháo dỡ, nếu không tự nguyện phá dỡ sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ.