Nhiều người cho rằng nếu trong nhà trồng những cây cảnh này, gia đình lúc nào cũng thuận hoà, con cháu dễ đỗ đạt cao và đời đời hưởng phúc.
Cây nguyệt quế
Nguyệt quế thường nở hoa quanh năm và hoa của chúng có màu trắng hơi ngả vàng cùng mùi thơm thoang thoảng, dễ chịu. Không ít người trồng cây nguyệt quế để cầu mong một sự nghiệp thuận buồm xuôi gió, tiền tài rủng rỉnh và gia đình thuận hoà. Không những vậy, cây nguyệt quế còn có khả năng đẩy lùi điềm xui, xua đuổi tà ma và liên tiếp mang may mắn, tài vận vào nhà.
Với mùi thơm dịu nhẹ và dễ chịu của mình, nguyệt quế còn có tác dụng xua dịu, giúp bạn lúc nào cũng cảm thấy thoải mái, thư giãn và xua tan mọi buồn phiền, mệt mỏi của cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, trồng nguyệt quế trong nhà cũng giúp con cháu công thành danh toại, thi đâu đỗ đó, hưởng phúc dài lâu.
Cây lựu
Lựu là một loại trái cây có lớp vỏ đỏ mọng và số lượng hạt nhiều “đếm hoài không xuể”. Vì thế trong phong thuỷ, trồng cây lựu trong nhà cũng tượng trưng cho cuộc sống con đàn cháu đống, nhiều phúc nhiều lộc. Bên cạnh đó, lớp vỏ căng mọng với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn thì lưu cũng tượng trưng cho cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và một gia đình trọn vẹn, êm ấm. Người xưa còn cho rằng nếu gia đình có một cây lựu sẽ giúp gia chủ xua đuổi vận xui, rước may mắn, tài lộc và bình an vào cửa.
Mặc dù bạn có thể trồng lựu ngoài sân hoặc trong các chậu nhỏ nhưng nếu muốn cây phát triển tốt và thu nhiều trái hơn, bạn nên trồng chúng trực tiếp trong đất vườn.
Cây ngũ gia bì
Không chỉ là cây cảnh có vẻ ngoài bắt mắt, cành lá xanh tươi mướt mắt quanh năm, ngũ gia bì còn giúp thanh lọc không khí hiệu quả và hạn chế “sự tấn công” của muỗi, các loại côn trùng phổ biến… Ngoài ra, ngũ gia bì mang đến sự may mắn trong sự nghiệp, tài lộc… và giúp gia chủ làm ăn phát đạt hơn.
Trong phong thuỷ, ngũ gia bì còn được biết đến như một trong những cây cảnh có ý nghĩa đoàn kết, thuận hoà, các thành viên trong nhà lúc nào cũng yêu thương và che chở cho nhau. Ngũ gia bì còn giúp gia chủ trấn trạch tốt, xua đuổi điềm xui cũng như tà ma… nên lúc nào cũng được mọi người yêu mến và mang về trồng trong nhà như một tấm bùa trấn yểm.
Cây huyết long
Ngoài tên gọi huyết long, cây cảnh phong thuỷ này còn được biết đến với những cái tên như cây thấu quang, cây huyết rồng… Sở dĩ chúng có cái tên đặc biệt “huyết rồng” là vì nhựa cây màu đỏ tươi, khi khô sẽ chuyển sang trong suốt tựa những giọt sương bám trên miếng gỗ. Huyết long cũng là một trong những loại gỗ quý, có mùi thơm đặc trưng và khả năng thấu quang khi được ánh sáng chiếu vào. Do đó, người ta còn gọi cây cảnh này bằng cái tên như gỗ hoàng đế, gỗ đế quang hoặc gỗ phát quang…
Trong phong thuỷ, huyết long mang nhiều ý nghĩa tốt lành như hoá giải năng lượng tiêu cực, xua đuổi điềm xui và giúp gia chủ tránh được những nguy hiểm… Không những vậy, huyết long có tuổi thọ lên đến 500 năm nên còn là biểu tượng của sự trường thọ, sức khoẻ dồi dào và sự thịnh vượng lâu dài.