NSƯT Phùng Tiến Minh: Nhạc sĩ tài hoa đứng sau nhiều bản hit, chuyên vào vai hài hước “ngơ ngơ”, đóng phim chỉ là nghề tay trái của anh!

Anh em chúng tôi hay nói vui với nhau là lương không đủ để đổ xă.ng và uống trà đá, chưa nói đến đủ để ăn sáng”.

Ngoài việc là gương mặt quen thuộc trên màn ảnh Việt với những vai diễn hài hước, hóm hỉnh, NSƯT Phùng Tiến Minh còn được biết đến là ca sĩ, nhạc sĩ – “cha đ.ẻ” của nhiều ca khúc nhạc phim được khán giả yêu thích. Điển hình như Nơi tình yêu bắt đầu, Vệt nắng cuối trời… Nhiều năm qua, diễn viên Tiến Minh đầu quân cho Nhà hát Kịch Hà Nội. Bên cạnh vai trò diễn xuất, anh còn là đạo diễn cho nhiều vở kịch, mới nhất là vở Trái tim người Hà Nội.

Trong cuộc gặp với PV Tiền Phong, Tiến Minh trải lòng về đam mê với nghề, lý do diễn viên kịch diễn vì đam mê. Anh khẳng định nghệ thuật là nghề đặc thù, nên chăng những người làm nghệ thuật cần được hưởng một chế độ đặc biệt hơn.

NSƯT Tiến Minh là nghệ sĩ trực thuộc Nhà hát kịch Hà Nội. (Ảnh: Châu Linh)

Cái gì có tiền thì làm

– Ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên, đạo diễn, anh muốn khán giả gọi mình với chức danh gì?

Tôi nghĩ là gì cũng được. Tất cả chức danh trên đều là để chỉ một công việc. Ở từng giai đoạn, tôi đang làm gì thì khán giả cứ gọi tôi với chức danh đó. Tôi khá đơn giản, không cầu kỳ nên cũng không quan trọng việc ai đó gọi mình thế nào. Nếu được, chắc mọi người gọi tôi là nghệ sĩ Tiến Minh, để phân biệt với cầu thủ, cầu lông Tiến Minh thôi chứ gọi tôi bằng cái tên Tiến Minh không là cũng đủ.

Với tôi, chức danh là sự công nhận của xã hội về nghề nghiệp. Tôi mới chỉ tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh, chưa tốt nghiệp khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy hay khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc nên tôi cũng không nhận mình là ca sĩ, nhạc sĩ.

– Học và tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh, vậy cơ duyên nào đưa anh đến con đường viết nhạc phim?

Nói về âm nhạc, tôi nghĩ mình có máu âm nhạc từ những ngày nằm trong bụng mẹ. Bố là nghệ sĩ hát quan họ, xong ông chuyển sang diễn viên chèo rồi diễn viên kịch nói. Mẹ tôi là nghệ sĩ chèo. Từ những ngày nằm trong bụng mẹ, tôi đã được lắng nghe các ca khúc do chính bố mẹ hát. M.á.u âm nhạc chảy trong tôi từ khi chào đời. Việc viết nhạc phim thì đến một cách khá tình cờ.

Ca khúc nhạc phim đầu tiên của tôi là trong phim Tình thắm Sapa (1999). Trong một phân đoạn quay ở chợ tình Sapa cần diễn viên hát vài câu, tôi có ngân nga theo cảm xúc thì được đạo diễn nói là hay và phù hợp với phim. Đạo diễn đề nghị tôi viết hoàn thiện, hòa âm phối khí để làm nhạc phim. Ca khúc đầu tiên đến tình cờ như thế.

– Trong vài chục ca khúc nhạc phim gắn liền với tên tuổi của Tiến Minh, “Vệt nắng cuối trời” là một trong những sản phẩm nổi bật nhất, anh có kỷ niệm gì với ca khúc này?

Cũng giống nhiều ca khúc khác, Vệt nắng Cuối trời đến tình cờ. Tôi bắt đầu viết và hoàn thiện chỉ mất một buổi. Lúc ấy, nhạc sĩ viết nhạc phim có việc bận nên đạo diễn bảo tôi viết gấp thay thế. Dựa vào nội dung phim và vài sự trùng hợp ngẫu nhiên, lời bài hát tôi viết khá khớp với những nhân vật và câu chuyện trong phim. Điệp khúc bắt đầu từ câu “Nắng lên rực rỡ cùng ngàn mây”, tôi đánh giá là câu hát dễ nhớ, vừa tai khán giả ở thời điểm đó nên được mọi người đón nhận.

Diễn viên Tiến Minh sinh ra trong gia đình có truyền thống nghệ thuật. (Ảnh: Châu Linh)
– Lúc đặt bút viết ca khúc “Vệt nắng cuối trời”, anh có nghĩ tác phẩm của mình được hưởng ứng như vậy?

Tôi chưa từng nghĩ đến điều này. Lúc phim phát sóng, đi đâu tôi cũng thấy mọi người mở bài hát của phim, từ hàng xóm, quán cà phê, nhiều lúc mọi người mở nhiều quá tôi nghe đ.au cả đầu (cười). Tôi nghĩ mọi điều đều cần đúng thời điểm và may mắn, ca khúc Vệt nắng cuối trời cũng vậy. Có thể lời bài hát gần gũi, giai điệu dễ nghe và bộ phim cũng được khán giả đón nhận nên nhạc phim được biết đến và chú ý nhiều hơn.

Diễn viên nhà hát lương không đủ ăn sáng

Lương của tôi ở Nhà hát một năm không bằng cát-sê viết nửa bài hát. Tôi không ngại nói ra điều này, đó là lý do tôi nói rằng ai đặt đơn, có tiền thì tôi làm.

– Từng đảm nhận nhiều công việc từ diễn viên, nhạc sĩ, ca sĩ và cả đạo diễn, anh có bao giờ đặt các công việc trên lên bàn cân để lựa chọn một trong bốn?

Không, việc gì có tiền thì tôi làm. Tôi là người sống thực tế, bản thân ai cũng cần làm việc vì cơm, áo, gạo, tiền, cũng cần lo cho bản thân và gia đình, con cái, nên tôi không màu mè mà chia sẻ thẳng rằng việc gì có tiền, đúng với công sức tôi sẽ làm. Tuy nhiên, mặt khác, nếu nói vì đam mê cũng đúng, vì thực tế nghệ sĩ thuộc biên chế Nhà nước như chúng tôi, thu nhập rất thấp, nếu không có đam mê thì không thể làm được.

– Chi tiết về thu nhập của diễn viên ở Nhà hát Kịch Hà Nội thế nào?

Nếu diễn viên trực thuộc Nhà hát sẽ có một mức lương, theo lương cơ bản Nhà nước. Anh em chúng tôi hay nói vui với nhau là lương này không đủ để đổ xăng và uống trà đá, chưa nói đến đủ để ăn sáng. Với mỗi đêm diễn, vai phụ được cát-sê khoảng 150.000 đồng đến 200.000 đồng. Vai chính sẽ được khoảng 400.000 đồng đến 500.000 đồng. Đây là sự thật. Nếu như vậy, diễn viên không đi làm vì đam mê thì là vì gì.

Tôi đánh giá diễn viên là nghề phải đánh đổi khá nhiều, từ thanh sắc, đến sức khoẻ. Diễn viên phải tiếp xúc với hóa mỹ phẩm, ảnh hưởng không nhỏ đến làn da và nhiều thứ khác. Thế nhưng, hiện tại, diễn viên vẫn được kê vào nhóm hành chính – sự nghiệp giống nhiều ngành nghề khác và hưởng mức lương chung.

Tôi hiểu rằng mỗi nghề đều có cái kh.ó, cái vất vả, cái h.y si.nh riêng. Đứng ở góc độ của diễn viên có hơn 20 năm trong nghề, tôi muốn chia sẻ cái kh.ó của những anh em đồng nghiệp.
Diễn viên Tiến Minh được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 2019. (Ảnh: NVCC)
– Nói vậy, thu nhập của anh chủ yếu đến từ việc viết nhạc?

Lương của tôi ở Nhà hát một năm không bằng cát-sê viết nửa bài hát. Tôi không ngại nói ra điều này. Đó là lý do tôi nói rằng ai đặt đơn, có tiền thì tôi làm. Nói vậy, tôi cũng là người khá nghệ sĩ nên cái gì cũng phải phù hợp mới làm.

– Những nghệ sĩ thuộc Gen Z, Gen Y có nhiều cơ hội để nổi tiếng với thu nhập tốt hơn, anh nghĩ sao về hai từ “nghệ sĩ” ở thời nay?

Tôi nghĩ xã hội phát triển, mọi ngành nghề cũng sẽ phát triển theo. Diễn viên, ca sĩ cũng vậy. Nói thật, có nhiều bạn trẻ tiềm năng trở thành ngôi sao, các bạn cống hiến tâm huyết nhưng cũng có những bạn nổi lên như một hiện tượng, từ hành động vốn dĩ chỉ để giải trí. Sau đó, các bạn cũng được nhãn hàng, sự kiện mời tham gia với chức danh “nghệ sĩ”. Với những người làm nghề lâu năm như tôi, chúng tôi không quan tâm đến cá thể này. Các bạn muốn tự xưng là gì cũng được, thật sự là tôi không muốn quan tâm.

– Vậy còn khán giả, anh nghĩ sao về quyền lực của khán giả Việt đối với nghệ sĩ, liệu sức mạnh của khán giả Việt đã so được với khán giả Trung, Hàn?

Tôi thấy khán giả Việt rất quyền lực. Tôi không mang lên bàn cân với khán giả Trung, Hàn, vì mỗi quốc gia mỗi khác. Tôi nghĩ một đất nước phát triển là đất nước có nền công nghiệp giải trí phát triển vì đất nước phát triển, người dân mới có thể quan tâm đến việc tận hưởng và một trong số đó là xem phim, nghe nhạc.

Về khán giả Việt, tôi thấy bên cạnh một bộ phận khán giả có góc nhìn sáng suốt, đúng đắn nhưng cũng có không ít người lạm dụng mạng xã hội để tấn công nghệ sĩ, không phân biệt đúng sai. Có nhiều người đang dùng mạng xã hội theo hướng vùi dập nghệ sĩ. Điều này cần phải xem lại. Chúng ta hãy phản đối sự trở lại của những nghệ sĩ vi phạm đạo đức, vi phạm luật pháp của Nhà nước. Còn nếu chỉ dựa vào quy chuẩn đạo đức của khán giả đánh giá, tôi nghĩ đó là chưa đủ.
NSƯT Tiến Minh vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn hoạt động ở Nhà hát kịch Hà Nội. (Ảnh: NVCC)
– Trong công việc, nghệ sĩ Tiến Minh là người rõ ràng, thẳng thắn, vậy ở ngoài đời, anh là người chồng, người cha thế nào?

Là ai, tôi vẫn là mình, không màu mè. Với con cái, tôi luôn nói rõ quan điểm, con muốn học gì, học đàn, học hát, học vẽ, học võ, học bơi, tôi đều ủng hộ, miễn nó không ảnh hưởng và vi phạm điều gì là được. Con thích cái máy tính, máy ảnh, trong khả năng tài chính của gia đình, tôi đều đồng ý, còn nếu không, tôi cũng nói vui là “Để b.ố c.à.y thêm”. Gia đình là phải được sống thật, nhà mình có thế nào thì sống như thế.

Con tôi học giỏi thì tốt, học dố.t thì cũng thôi, bố mẹ làm sao học hộ con cái được. Miễn sao là con khoẻ mạnh, ăn cơm biết mời, gặp người lớn biết chào, như thế là vui rồi. Tôi không đặt nặng điều gì lên con cái, tôi muốn các con phải được sống là chính mình.

NSƯT Phùng Tiến Minh: Người nghệ sĩ đa tài vừa đóng phim, viết nhạc, làm đạo diễn
Ngoài việc là gương mặt quen thuộc với những vai diễn hài hước, NSƯT Phùng Tiến Minh nổi tiếng là người đa tài khi vừa diễn xuất, vừa làm đạo diễn lại còn viết cả nhạc.

Nhiều tài năng – sự nghiệp lừng lẫy

NSƯT Phùng Tiến Minh được mệnh danh là người nghệ sĩ đa tài với nhiều khả năng. Ảnh: FBNV.
Phùng Tiến Minh 44 tuổi, từng học tại khoa Kịch nói của Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội. Anh là con trai cả trong một gia đình có truyền thống về nghệ thuật. Sau anh còn có một em trai. Cha anh trước đó là một diễn viên chèo, về sau thì chuyển sang nghề diễn viên kịch. Mẹ của anh cũng là một diễn viên chèo.

Năm 1999, Tiến Minh là một diễn viên nhạc kịch tại Nhà hát Kịch Hà Nội. Trong khoảng thời gian gắn bó với sân khấu, anh luôn xem công việc của mình là trên hết. Một trong những vai diễn ấn tượng của anh là vai “Chúa Trịnh” trong vở kịch “Trạng Quỳnh”.
Năm 2019, nam diễn viên được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Ảnh: MXH.
Bởi vì sự đóng góp của mình mà anh đã nhận được rất nhiều giải thưởng danh giá. Năm 2019, nam diễn viên được nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.

Bên cạnh vai trò là một diễn viên kịch, anh còn xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình. Một số bộ phim có anh đóng chính như: “Nhọc nhằn cửu vạn”, “Hoa cúc trắng”, “Tình thắm Sapa”.

Ngoài ra, anh còn xuất hiện trong những bộ phim hài Tết như: “Cổ tích thời @”, “Cụ tổ hiển linh”, “Chôn nhời”… Anh còn là gương mặt quen thuộc trong Táo quân với vai Thiên Lôi.
Không chỉ có nhiều vai diễn để đời, NSƯT Phùng Tiến Minh còn được biết đến với vai trò là ca sĩ và nhạc sĩ sáng tác.
Tuy nhiên, nam diễn viên đa tài còn được nhiều người biết đến với vai trò là một nhạc sĩ sáng tác nhạc phim. Những bài hát đầu tiên của anh được sáng tác vào năm 1992.

Năm 1999, anh bắt đầu viết nhạc phim. Anh được đạo diễn giao cho cơ hội thử sức với nhạc phim qua ca khúc trong phim “Nhọc nhằn cửu vạn”.

NSƯT Phùng Tiến Minh còn tham gia viết lời cho các ca khúc nhạc kịch. Lần đầu tiên anh viết ca khúc nhạc kịch là vào năm 2003 cho vở kịch tên “Con yêu”, sau đó là “2000 ngày oan trái” rồi đến “Hà My của tôi” cho Nhà hát Kịch Hà Nội. Sau đó, anh liên tục viết những ca khúc khác…
Những ca khúc của anh luôn được công chúng yêu thích. Ảnh: FBNV.
Nam diễn viên chưa từng được học qua một lớp đào tạo nào về thanh nhạc và sáng tác. Dù thế nhưng anh vẫn mang đến cho người nghe những ca khúc lãng mạn, ngọt ngào. Tất cả là nhờ vào sự thừa hưởng về nhạc lý từ gia đình nghệ thuật của anh cùng với kiến thức về piano và sáo được học từ nhỏ.

Kể từ đó, anh được nhiều đạo diễn gửi gắm những ca khúc cho bộ phim của họ. Năm 2010, ca khúc cuối phim của bộ “Vệt nắng cuối trời” đã gây ấn tượng mạnh cho khán giả bởi giai điệu du dương, da diết.

Hiện, anh sở hữu 40 ca khúc dành cho nhạc phim và 20 ca khúc cho kịch nói. Bên cạnh diễn kịch, NSƯT Phùng Tiến Minh cũng tham gia đóng phim truyền hình và gặt hái được nhiều thành công. Anh tâm niệm, dù ở vai trò đạo diễn, nhạc sĩ, biên kịch, khán giả nhìn nhận anh với vai trò diễn viên hơn để anh luôn cống hiến hết mình với nghề được coi là cái nghiệp.

Đời tư kín tiếng

Nổi tiếng là thế nhưng NSƯT Phùng Tiến Minh khá kín tiếng

về đời tư. Ảnh: FBNV.

Không chỉ sở hữu sự nghiệp lẫy lừng, NSƯT Phùng Tiến Minh còn có cuộc sống h.ô.n nh.ân cực kỳ viên mãn. Tuy nhiên, anh khá kín tiếng về đời tư, công chúng chỉ biết nam diễn viên đã kết hôn và có hai người con, một trai một gái. Anh cũng thường xuyên đăng ảnh con gái của mình lên mạng xã hội.
NSƯT Phùng Tiến Minh bên con gái Phùng Ngọc Ái Hương. Ảnh: FBNV.
Theo tìm hiểu, con gái của anh tên Phùng Ngọc Ái Hương, là sinh viên trường Đại học Ngoại Thương. Qua chia sẻ của vị nhạc sĩ tài hoa, con gái lớn của anh sống rất tình cảm, thường xuyên dặn dò bố giữ gìn sức khỏe, đừng ham công việc.

Ái Hương là niềm tự hào của bố bởi không chỉ tình cảm, xinh xắn, cô bé còn học rất giỏi. Thế nên, mỗi lần anh đăng hình con lên trang cá nhân, có rất nhiều người muốn gọi anh một tiếng: “Bố vợ”.
Bên cạnh vai trò là một diễn viên kịch, anh còn xuất hiện trong nhiều bộ phim truyền hình.
Trái ngược với đời sống nghệ thuật rộn ràng, khán giả không biết nhiều về đời sống riêng tư của anh. Lên báo, anh chỉ nói về công việc, về những sáng tác và nguồn cảm hứng bất tận.

Trong tình yêu, anh quan niệm: “Tình yêu không phải là cách quên, mà là cách mỗi người tha thứ. Khi tha thứ, bạn có thể khó quên được những ký ức đ.au buồn. Đơn giản, đó là cách bạn chọn để bản thân có thể thoát khỏi sự đ.au kh.ổ. Ký ức vẫn còn lại, không hề bị lãng quên, nhưng chúng được ghi nhớ như là những bài học trong cuộc đời”.

Ở tuổi 44, nghệ sĩ Phùng Tiến Minh vẫn tiếp tục con đường nghệ thuật của mình với nhiều dự án khác nhau. Cuộc sống của anh cũng đang rất hạnh phúc cùng với gia đình của mình tại Hà Nội.

Trong năm 2021, anh có một vai diễn nhỏ trong bộ phim truyền hình “Hướng dương ngược nắng”, “Những ngày không quên”. Dù chỉ đảm nhận vai diễn nhỏ song sự xuất hiện của anh để lại ấn tượng trong lòng khán giả.

Bên cạnh vai diễn nhỏ này, mới đây, anh còn sáng tác thêm 2 ca khúc nhạc phim cho chính bộ phim này. Hai ca khúc mang tên “Điều ngọt ngào dang dở” và “Yêu là thế”.
Vừa qua, nam nghệ sĩ đa tài đảm nhận thêm vai trò đạo diễn phim “Hoàng tử cá”.
Vừa qua, nam nghệ sĩ đa tài đảm nhận thêm vai trò đạo diễn phim “Hoàng tử cá” – một tác phẩm phim ca nhạc. Phùng Tiến Minh cho biết anh yêu thích điện ảnh và luôn muốn có cơ hội thử sức ở lĩnh vực này, với mong muốn tìm tòi sự mới mẻ, thú vị trong các bộ môn nghệ thuật khác. Ý tưởng làm phim điện ảnh được anh ấp ủ từ lâu nhưng đến nay mới có cơ hội thực hiện.