Phàm nhân duy nhất biết sự tồn tại của Bồ Đề Tổ Sư, là ‘nguồn cơn’ cho sự kiện đại náo Thiên Đình
Người phàm này trên thực tế được cho là có lai lịch bí ẩn nhưng chắc chắn sở hữu thân thế và pháp lực không hề tầm thường.
Trong Tây Du Ký, Bồ Đề Tổ Sư không phải là nhân vật có nhiều đất diễn nhưng ông lại có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với diễn biến bộ phim. Bởi, Bồ Đề Tổ Sư chính là sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không, dạy cho hắn 72 phép thiên cang địa sát, đặc biệt là Cân Đẩu Vân “chỉ cần nhún người là có thể có thể đi được 108.000 dặm” (xấp xỉ 13.468 dặm ngày nay, tương đương khoảng 21.675 km).
Phật Tổ Như Lai cũng không biết đến sự tồn tại của Bồ Đề Tổ SưBồ Đề Tổ Sư là vị thần vô cùng tài giỏi, có tuệ nhãn nhìn thấu quá khứ và tương lai trong vòng 500 năm. Năng lực của Ngài phi thường đến mức dù trú tại Tây Ngưu hạ châu, Linh Đài Phương Thốn (Linh sơn) – cũng là nơi Phật Tổ Như Lai ngự trị – nhưng ngay cả chủ nhân nơi này cũng không hề biết sự tồn tại của Ngài. Ấy vậy mà khi Tôn Ngộ Không đi tìm thầy bái sư lại có một người tiều phu nọ có thể chỉ đường cho hắn đến nơi mà Bồ Đề Tổ Sư truyền đạo. Vậy phàm nhân này là ai, lai lịch ra sao mà lại biết Bồ Đề Tổ Sư?
Người tiều phu chỉ đường cho Tôn Ngộ KhôngTheo nhiều tài liệu thì người tiều phu này dù diện mạo bên ngoài bình thường như bao người phàm khác nhưng lại chính là do một vị thần mạnh hơn cả Bồ Đề Tổ Sư chuyển thế – Bàn Cổ Đại đế. Chiếc rìu đeo trên thắt lưng của Ngài được xem là bằng chứng tiết lộ thân thế vì bảo vật gắn liền với vị thần này chính là chiếc rìu Khai Thiên sinh ra cùng lúc, nghĩa là có trước cả trời đất, được Tạo Hóa Ngọc Điệp chuẩn bị cho ông để khai thiên lập địa, sáng tạo ra vũ trụ, theo thần thoại Trung Quốc.
Tranh minh họa Bàn Cổ Đại ĐếXét về tu vi và thực lực thì rõ ràng Bàn Cổ Đại đế xếp trước Phật Tổ Như Lai và Bồ Đề Tổ sư rất nhiều. Trong “Tam Hoàng Thiên Kinh” có ghi rằng Bàn Cổ Đại đế có xuất thân khá tương đồng với Tôn Ngộ Không, đó là được sinh ra từ tảng đá âm dương ở núi Côn Lôn sau khi hấp thụ đủ linh khí của đất trời. Có lẽ vì cùng nguồn gốc nên Ngài ít nhiều có sự đồng cảm với Tôn Ngộ Không, cố tình hóa thành người tiều phu để chỉ đường dẫn lối cho hắn. Tuy nhiên, chắc hẳn sẽ có nhiều thắc mắc về việc liệu Bàn Cổ có biết trước rằng hành động của ông sẽ là nguồn cơn khiến cho Tôn Ngộ Không “đủ lông đủ cánh”, thông thạo pháp thuật dẫn đến sự kiện đại náo Thiên Đình, gây xôn xao Tam giới hay không.