Mì chính là loại gia vị được nhiều người sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, việc dùng mì chính khi nấu ăn cần lưu ý một số điều tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thêm mì chính vào những món ngọt: Ở nồng độ thích hợp của các ion natri (trong muối), hương vị mỳ chính có thể được nổi bật hơn, nhờ đó, món ăn mặn trở nên ngon miệng và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, đối với món ăn ngọt khi cho mì chính vào sẽ làm ức chế vị ngọt tự nhiên của thực phẩm, tạo ra một mùi không được thơm ngon lắm. Vì vậy, những món ăn ngọt như súp ngô gà, khoai môn sấy khô… thì không nên thêm mỳ chính vào.
Thêm mì chính vào các món chua: Nhiều bà nội trợ có thói quen thêm mì chính vào các món nộm, gỏi chua ngọt… mà không hề biết rằng những món ăn chua có sử dụng giấm hay chanh thì không thể thêm mỳ chính. Tuy nhiên, do mì chính khó tan trong môi trường axit nên việc cho mì chính vào món chua khiến món ăn mất ngon, thậm chí không có lợi cho sức khỏe.
Thêm mì chính vào món ăn ở nhiệt độ quá cao: Mì chính hòa tan ở nhiệt độ 70 – 90 độ C. Cho mì chính vào thức ăn đang sôi hơn 100 độ C không chỉ mất đi hương vị mà còn hình thành các chất natri, pyroglutamate độc hại cho sức khỏe con người. Ngoài việc không đảo, trộn mì chính trong các món ăn nhiệt độ cao thì để đảm bảo an toàn bạn nêm nếm mì chính vào món ăn rồi tắt lửa luôn.
Cho mì chính khi thức ăn nguội, lạnh: Tương tự với nhiệt độ cao, khi cho mì chính vào món ăn nguội, lạnh, nó rất khó tan hoặc thậm chí kết dính trực tiếp trên bề mặt thức ăn, nguyên liệu khiến món ăn mất ngon. Nếu bạn buộc phải thêm mì chính vào món ăn lạnh thì bạn có thể hòa tan mì chính trong một lượng nhỏ nước nóng, sau đó trộn vào thức ăn.
Thêm mì chính vào món có thịt lợn: Thịt đã có chứa acid glutamic, khi kết hợp thêm với muối, gặp nhiệt độ cao tự nhiên sẽ sản xuất ra các thành phần chính của mỳ chính. Vì thế không cần phải thêm mỳ chính vào những món ăn từ thịt lợn nữa. Ngoài thịt, thì các thực phẩm khác cũng không cần thêm mỳ chính, chẳng hạn như trứng, nấm, hải sản, các chế phẩm từ cơm…
Bên cạnh đó, một số người cũng không nên dùng mì chính: Dị ứng: Với những người có tiền sử dị ứng nếu ăn quá nhiều mì chính sẽ gây hiện tượng đau đầu chóng mặt và có thể mẩn ngứa.
Người cao tuổi, chức năng vị giác suy giảm: Nếu dựa vào mì chính để đánh lừa vị giác, khi lượng mì chính dùng tăng lên thì lượng muối đưa vào cơ thể cũng tăng lên theo sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận, gây khó tiểu tiện, phù, suy thận….
Trẻ em: Mặc dù chưa có nghiên cứu nào cụ thể nói đến ảnh hưởng của mì chính đối với cơ thể trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các bác sĩ dinh dưỡng cũng khuyến cáo, vị giác của trẻ dưới 2 tuổi đang hình thành nên cha mẹ cần hết sức cẩn trọng trong quá trình nêm nếm gia vị. Sử dụng mì chính không đúng cách khi hệ miễn dịch của bé còn yếu, cơ thể non nớt, chưa phát triển toàn diện sẽ rất hại cho trí não của trẻ. Hơn nữa, trong mì chính có hóa chất excitotoxins là những chất gây tổn thương não và tổn thương đến hệ thống thần kinh trung ương.
Người bị bệnh tiểu đường: Những người có tiền sử đái tháo đường nếu ăn nhiều mì chính làm cho lượng đường huyết tăng, dễ mắc bệnh đái tháo đường hơn. Nó còn là thủ phạm tăng đồng thời 3 căn bệnh nan y là kháng insulin, thừa cân và bệnh chuyển hóa.
Người bị hen suyễn, nhạy cảm: Một nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins cho thấy bột ngọt có thể gây ra bệnh hen suyễn ở một số cá nhân. Các nghiên cứu khác cũng khẳng định bột ngọt ( mỳ chính) có thể gây thiệt hại cho các tế bào não và hệ thống thần kinh trung ương.