Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này, họ cần làm gì?
Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất. Trong trường hợp này, họ cần làm gì?
Chuyển đất vườn sang đất ở để bảo vệ quyền và lợi ích
Trường hợp bà N, sinh năm 1968, trú tại thôn Hạ, Cự Khê, Thanh Oai, Hà Nội cho biết, mảnh đất rộng 316m2 mà gia đình bà đang sinh sống lại nằm trong diện thu hồi để thực hiện dự án Đường vành đai 4. Thực tế, gia đình bà N đang sinh sống này là đất ông cha để lại từ nhiều đời nay. Năm 2017, gia đình bà đã được UBND huyện Thanh Oai cấp sổ đất vườn, trên sổ có ghi mục đích sử dụng là đất trồng cây lâu năm. “Khi đó, do thiếu hiểu biết, nên tôi nhận sổ và không có ý kiến gì” – bà N chia sẻ. Tuy nhiên, phương án đền bù với 2 loại đất này hoàn toàn khác nhau, ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của gia đình bà.
Nhiều người dân rơi vào tình huống sau khi nhận được thông báo dự thảo phương án đền bù đất, khi đó họ mới nhận ra sổ đỏ của họ đã bị cấp sai mục đích sử dụng đất.
Liên quan đến trường hợp này, theo các luật sư, khi quyền lợi bị ảnh hưởng, những người sử dụng đất có quyền đề nghị, kiến nghị đến cơ quan chức năng cấp đổi, cấp bổ sung và công nhận lại diện tích đất ở trong sổ để cho khớp với thực tế sử dụng, thời điểm sử dụng.
Nếu UBND cấp xã có biên bản để xác nhận có nguồn gốc sử dụng đất có nhà ở ổn định trước thời điểm ngày 18.12.1980, quá trình sử dụng không tranh chấp, lấn chiếm; sổ mục kê lập theo hồ sơ số 299/TTg thể hiện toàn bộ đất là loại đất thổ cư thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho gia đình cần được cơ quan chức năng cấp lại cho đúng thực tế. Lúc này toàn bộ thửa đất đó sẽ đủ điều kiện công nhận là đất ở.
Ngoài ra nếu không thuộc trường hợp trên thì gia đình cần căn cứ quy định “Trường hợp thửa đất có vườn, ao gắn liền với nhà ở được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980, người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này mà trong giấy tờ đó chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất bằng diện tích thực tế của thửa đất đối với trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn 5 lần hạn mức giao đất ở, bằng 5 lần hạn mức giao đất ở đối với trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn 5 lần hạn mức giao đất ở theo quy định của Luật Đất đai” theo khoản 3, điều 24 thuộc Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.
Theo quy định, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.
Với quy định này, khi tiến hành cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận, người sử dụng đất sẽ tăng được diện tích đất ở lên đến 5 lần mà sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất do thay đổi mục đích sử dụng đất từ đất vườn, ao chuyển thành đất ở.
Khi giấy chứng nhận đã được cấp đổi, cấp bổ sung, công nhận thì quyền lợi của người dân sẽ được đảm bảo, sẽ không còn bị ảnh hưởng, thiệt hại khi tiến hành tách thửa đất, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
Trên thực tế, cũng có khá nhiều trường hợp người dân đã vận dụng hiểu biết pháp luật này đã triển khai và bảo vệ được tối đa quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.