Tủ lạnh là thiết bị phổ biến trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nó cung cấp môi trường bảo quản thực phẩm tươi ngon và kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa không gian, nhiều người có thói quen đặt đồ lên nóc tủ lạnh, điều này sẽ dẫn đến nhiều tác động tiêu cực.
1. Cây xanh
Rất nhiều hộ gia đình đặt cây xanh lên nóc tủ lạnh vì nghĩ rằng điều này có thể mang lại cảm giác xanh mát cũng như thanh lọc không khí cho căn bếp. Tuy nhiên, cây xanh cần thường xuyên được tưới nước và bón phân, nên sẽ gây ra một môi trường ẩm ướt. Trong khi đó, tủ lạnh là thiết bị điện, ở trong môi trường ẩm có thể gây hư hỏng, cháy nổ bất cứ lúc nào. Các thiết bị bên trong lâu ngày cũng sẽ rò rỉ, vừa hại cho đường dây điện của nhà bạn, vừa rình rập nguy cơ mất an toàn.
Để cây xanh trên nóc tủ lạnh sẽ tạo ra môi trường ẩm ướt
Không những thế, cây xanh cũng là nơi dễ sinh ra vi khuẩn, vi sinh vật. Khi cửa tủ lạnh đóng mở thường xuyên, các vi sinh vật này có thể xâm nhập vào bên trong và gây ô nhiễm thực phẩm. Ngoài ra, tủ lạnh sẽ tản nhiệt trong quá trình hoạt động, điều này có thể khiến cây xanh tiếp xúc lâu với môi trường nhiệt độ cao hơn, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây, có thể khiến cây có hiện tượng lá vàng, già.
2. Lò vi sóng
Lò vi sóng cũng là một biết vô cùng cần thiết trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, vì diện tích nhỏ, nên nhiều người đặt luôn lò vi sóng bên cạnh hoặc trên nóc tủ lạnh, vô tình đã tạo nên rất nhiều những tác động không tốt lên cả hai biết bị này.
Lò vi sóng làm tăng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh
Nếu lò vi sóng được đặt phía trên tủ lạnh, trọng lượng quá lớn của nó sẽ tạo gánh nặng và làm tăng điện năng tiêu thụ của tủ lạnh. Ngoài ra, chức năng chính của lò vi sóng là làm nóng thức ăn và sẽ nó tỏa nhiệt trong quá trình hoạt động. Chức năng của tủ lạnh là làm mát, khi hai nhiệt độ cùng xảy ra một lúc, sẽ gây hư hỏng cả hai thiết bị, từ đó ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng.
Một số người phản bác rằng đặt bên cạnh chứ không phải trên nóc tủ lạnh cũng được. Tuy nhiên, điều này cũng hoàn toàn không nên thực hiện. Nguyên nhân là do các thiết bị gia dụng như lò vi sóng sẽ sinh ra hiện tượng cảm ứng điện từ, gây ra hiện tượng cộng hưởng và phá hủy hệ thống làm lạnh, gây hư hỏng tủ lạnh. Trên thực tế, không chỉ lò vi sóng mà các thiết bị gia dụng khác có cảm ứng điện từ cũng nên để càng xa tủ lạnh càng tốt.
3. Vải chống bụi
Không nên sử dụng vải chống bụi cho tủ lạnh, đặc biệt là vào mùa hè. Tủ lạnh cần tản nhiệt trong quá trình hoạt động bình thường, việc bọc tủ lạnh bằng vải chống bụi sẽ làm giảm hiệu quả tản nhiệt, có thể khiến nhiệt độ tủ lạnh tăng quá cao, ảnh hưởng đến hiệu quả làm mát và tuổi thọ sử dụng.
Tủ lạnh sử dụng hệ thống chu trình ngưng tụ nén bên trong để tản nhiệt và duy trì nhiệt độ thấp. Nếu sử dụng vải chống bụi che phủ, có thể cản trở lưu thông không khí và ngăn cản việc tản nhiệt, khiến nhiệt tích tụ bên trong tủ lạnh. Trong trường hợp này, nó có thể hoạt động bất thường, nhiệt độ tăng lên và thực phẩm không được làm lạnh đúng cách.
Lớp vải chống bụi có thể cản trở sự lưu thông không khí
Ngoài ra, lớp vải chống bụi phía trên tủ lạnh có thể cản trở sự lưu thông không khí, khiến nhiệt độ xung quanh tủ lạnh tăng cao, có thể ảnh hưởng đến các thiết bị điện khác xung quanh.
Trong trường hợp này, thiết bị điện sẽ bị quá nhiệt, thậm chí gây nguy hiểm cháy nổ. Vì vậy, để giữ gìn và đảm bảo tủ lạnh hoạt động bình thường, chúng ta nên tránh đặt cây xanh hoặc các vật dụng khác lên trên.