Các nhà sản xuất nồi cơm điện đều sản xuất các muôi có điểm chung là có nhiều chấm sần li ti, hẳn là chúng phải có công dụng gì đó.
Nhiều người nhanh chóng nghĩ những chấm sần li ti trên muôi cơm điện là để chống dính cơm vào muôi để dễ dàng xới. Điều đó không sai nhưng như thế chưa đủ:
Công dụng bất ngờ của những chấm li li trên muôi xới cơm
Thực chất những cái chấm sần này có nhằm mục đích chống dính cơm vào thìa nhưng nếu để chống dính thì loại thìa nhẵn có lẽ ưu điểm hơn. Những chiếc thìa có lỗ chấm chấm này thì khi xới bạn sẽ thấy cơm vẫn dính vào các lỗ chấm đó thôi. Thế nên công dụng chống dính cơm vào thìa không quá nổi trội trong thực tế sử dụng:
Công dụng quan trọng nhưng lại ít người biết là để cạo cơm dính ở thành nồi: Những chấm li ti này tạo ra bề mặt sần nhưng không bị sắc lẹm, không nhọn chính là vì để lấy cơm bám quanh nồi mà không làm xây xước lớp màng chống dính.
Trên thực tế khi nấu cơm thì cơm vẫn dính vào thành nồi dù thành nồi luôn được tráng lớp chống dính. Những khi chúng ta để cơm qua đêm bị nguội chúng bám vào thành nồi có thể cứng lại khó lấy ra. Nhiều người mang lòng nồi đi ngâm nước rồi dùng rác để rửa. Nhưng việc ngâm nồi chống dính trong nước lâu không tốt vì sẽ nhanh làm bong tróc lớp chống dính hơn.
Thế nên nhà sản xuất làm ra thìa có chấm sần để giúp bạn khi ăn cơm xong dọn nồi cơm thì dùng thìa có lấm chấm đó đẩy cơm dính trên thành nồi dễ dàng hơn.
Hoặc bạn có thể thêm nước vào nồi cho hạt cơm mềm ra rồi dùng mặt nhám của thìa đẩy cơm xuống dễ hơn, không mất thời gian lâu ngâm nồi trong nước, tránh hỏng nồi. Sau đó dùng miếng rẻ rửa bát rửa lại sẽ nhanh tiện hơn.
Những vết chấm này có độ nhám dễ lấy cơm dính thành nồi hơn miếng rửa bát thông thường nhưng chúng lại không tạo ra sự sắc lẹm như miếng rửa bằng sắt nên không làm bong tróc lớp chống dính.
Lưu ý bảo quản lòng nồi cơm chống dính
Khi lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ khiến bạn khó dùng, mà còn nguy cơ với sức khỏe khi lớp màng đó bám vào cơm, và lớp nhựa kết dính thôi nhiễm vào thức ăn. Do đó để lấy cơm dính sao cho không làm tróc lớp chống dính là một yêu cầu. Thế nên những muôi có chấm sần này khá quan trọng. Ngoài việc dùng thìa nhám để lấy cơm bám trên thành nồi ra, bạn nên lưu ý vài điểm sau khi dùng nồi cơm chống dính để bảo quản lòng nồi lâu bong tróc.
Khi ăn cơm xong, nếu còn thừa nên bỏ cơm ra tô. Tránh để cơm trong nồi chống dính lâu vừa không tốt cho sức khỏe vừa nhanh làm bong tróc lòng nồi.
Nồi cơm chống dính nên rửa rồi úp xuống cho khô sẽ bảo quản lớp chống dính bền hơn.
Không nên ngâm nồi chống dính lâu trong nước vì sẽ làm giảm tuổi thọ lớp chống dính
Không dùng vật cứng nhọn để cọ lòng nồi chống dính
Không dùng lòng nồi cơm đun trực tiếp trên bếp
Lòng nồi đang nóng không được thả ngay vào nước lạnh vì thay đổi nhiệt độ ngột sẽ làm nhanh hỏng lớp chống dính trong nồi.
Không nên dùng lòng nồi cơm điện khi đã bị bong tróc lớp chống dính.