5 thứ đại kỵ với tỏi, tưởng tốt mà nấu chung đ;ộc “kh;;ủng khiếp”, toàn món quen thuộc, người Việt rất thích ăn

Nhắc đến các loại gia vị quen thuộc không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình thì chắc hẳn khó bỏ qua được tỏi. Loại củ này có chứa rất nhiều những dưỡng chất thiết yếu như: Protein, carbohydrates, vitamin nhóm B, sắt, canxi, mangan, magie,… Có lẽ bởi vì thế mà tỏi được các chuyên gia khuyên dùng vì tốt cho sức khỏe.

Tỏi có rất nhiều công dụng

Một vài công dụng của loại gia vị này như:

– Phòng ngừa và hỗ trợ kiểm soát các bệnh ung thư

– Trị cảm cúm, ho, nghẹt mũi

– Tốt cho xương khớp, ngừa loãng xương hiệu quả

– Lọc bỏ các chất độc hại trong máu ra khỏi cơ thể.

– Làm sạch hệ hô hấp

– Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da, chống rụng tóc…

Mặc dù tỏi có “7749” công dụng nhưng nếu dùng không đúng cách sẽ rất có hại. Tham khảo ngay những thông tin dưới đây để biết cách sử dụng tỏi hiệu quả nhất.

Tỏi không được ăn với gì?

1. Thịt gà

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà và tỏi là 2 thứ rất kỵ nhau. Tỏi có tính đại nhiệt. Thịt gà có tính ấm, bổ dưỡng, tính ngọt. Khi kết hợp lại sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ bị táo bón, kiết lị.

Xem thêm:  Những loại thực phẩm nào vẫn có thể ăn được dù đã “quá hạn sử dụng”?

Thịt gà và tỏi là 2 thứ kỵ nhau

2. Thịt chó

Có thể bạn chưa biết, thịt chó nếu ăn chung cùng tỏi sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. 2 loại này nếu ăn chung sẽ dễ gây ra sự khó chịu cho đường tiêu hóa.

3. Cá trắm

Thường các chị em sẽ dùng tỏi, gừng pha nước chấm cá, song đây lại là sai lầm dễ gây hại cho sức khỏe. Theo Đông Y, thịt cá trắm có tính bình, vị ngọt, kết hợp với tỏi có tính nóng, cay sẽ gây chướng bụng, sinh giun sán.

4. Trứng

Không nên ăn trứng cùng tỏi

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định, khi kết hợp chung trứng cùng tỏi dễ sản sinh ra những chất có hại cho sức khỏe.

Hơn thế, tỏi tính nóng, trứng lại giàu cholesterol, chất béo cùng axit bão hòa, nếu kết hợp dễ gây đầy hơi, chướng bụng. Nguy hiểm hơn nếu trứng và tỏi đều bị cháy, xém sẽ rất độc hại.

5. Hành lá

Rất nhiều món ăn sử dụng cả 2 loại gia vị là hành lá và tỏi. Tuy sự kết hợp này mang đến hương vị thơm ngon cho đồ ăn nhưng nó lại không tốt cho sức khỏe.

Theo Đông y, hành lá và tỏi đều là gia vị có tính nóng, khi bạn kết hợp chúng cùng nhau sẽ gây tổn thương cho dạ dày và gây ra tiêu chảy.

Ăn tỏi như thế nào là tốt nhất?

Sử dụng tỏi đã lâu nhưng có lẽ bạn còn chưa biết cách ăn đúng nhất để phát huy hết công dụng của loại gia vị được ví là “kháng sinh tự nhiên này”.

Các chuyên gia sức khỏe cho hay, cách ăn tỏi đúng nhất là đập dập chúng ra rồi để khoảng 10 phút trước khi sử dụng. Việc làm này sẽ giúp 2 chất đặc biệt trong tỏi là alliin và alliinase kết hợp để tạo thành allicin – một chất có lợi cho sức khỏe.

Đập dập tỏi trước khi dùng sẽ tốt hơn

Như đã chia sẻ, tỏi có tính cay, nóng vì thế nó không thực sự tốt nếu ăn quá nhiều nhất là với những người đang sử dụng thuốc hoặc có chức năng tiêu hóa kém. Chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn 2 – 5g tỏi sống là tốt nhất.

Cách chọn mua tỏi ngon

– Quan sát hình thức bên ngoài

Dù là tỏi đỏ, tói tía hay tỏi trắng thì bạn cũng nên chọn những củ có vỏ nhẵn bóng, không có vết rỗ. Ngoài ra, giữa các tép tỏi không có rãnh lõm và các tép trông căng, mọng.

– Kiểm tra độ ẩm của tỏi

Dùng tay bóc lớp vỏ tỏi, nếu thấy tép tỏi khô, không bị ẩm ướt thì đó là tỏi ngon. Trường hợp thấy tỏi mềm, đầu có màu xanh chứng tỏ đang mọc chồi thì không nên mua vì loại này không ngon.

Hướng dẫn bảo quản tỏi được lâu không hỏng

– Đem tỏi đi phơi nắng cho thật khô vừa là để loại bỏ đất bẩn bám bên ngoài, vừa làm khô lớp vỏ, tránh sự mất nước.

– Để tỏi ở nơi thông thoáng, mát mẻ. Bạn có thể đặt tỏi vào trong ngăn mát của tủ lạnh như thế sẽ giúp ức chế sự nảy mầm của loại củ này.

Để tỏi ở nơi khô ráo

– Trường hợp không có tủ lạnh, bạn hãy buộc tỏi thành dây dài rồi treo ngoài ban công, nơi thoáng gió, khi cần thì lấy xuống ăn.

– Bóc sạch lớp vỏ bên ngoài của tỏi rồi cho vào hộp kín, bảo quản trong tủ lạnh cũng là một cách hay.

Bóc tỏi rồi bảo quản trong hũ thủy tinh

Cách làm như sau:

+ Bóc hết vỏ rỏi rồi rửa sạch.

+ Cho tỏi đã rửa ra rổ và để nơi thoáng mát cho ráo nước. Tuyệt đối không phơi nắng.

+ Đổ phần tỏi đã sơ chế vào trong lọ thủy tinh rồi đậy nắp thật kín lại.

+ Cho lọ tỏi vào ngăn mát tủ lạnh và dùng dần. Bằng cách này, bạn sẽ có tỏi dùng quanh năm, khi cần có thể lấy ra dùng ngay mà không phải kỳ công đứng bóc vỏ. Đặc biệt sẽ tránh được tình trạng tỏi nảy mầm, hư hỏng vì bảo quản sai cách.

– Bạn cũng có thể bóc tỏi, rửa sạch rồi cho vào máy xay, xay cho tỏi nhỏ thì thêm muối, dầu và khuấy đều lên.

Xay tỏi nhuyễn rồi dùng dần

Trút phần tỏi xay vào lọ thủy tinh và đậy nắp kín lại. Làm cách này bạn có thể để được cả năm mà không sợ tỏi hỏng.

Những điều kỵ khi ăn tỏi

Không ăn tỏi khi bị tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa của bạn đang rất yếu, nếu ăn tỏi hoặc bất cứ loại thực phẩm cay nóng nào cũng có thể gây kích thích thành ruột, làm tắc nghẽn mạch máu, phù nề và làm cho tiêu chảy nặng hơn.

Tránh ăn tỏi lúc đói

Việc ăn tỏi trong lúc bụng đói sẽ dễ gây ra bệnh viêm dạ dày cấp tính.

Không ăn quá nhiều

Khuyến cáo của các chuyên gia, ăn nhiều tỏi không tốt cho sức khỏe. Người lớn chỉ ăn 2 – 3 nhánh tỏi sống hoặc 5 nhánh tỏi chín mỗi ngày. Trẻ nhỏ thì giảm đi 1 nửa là từ 1 – 2 nhánh tỏi sống và 2 – 3 nhánh tỏi chín/ngày.

Chỉ ăn từ 2 – 3 tép tỏi mỗi ngày

Hạn chế ăn tỏi trong 1 thời gian dài

Tỏi là một trong những tác nhân gây táo bón. Chúng tiêu diệt một số lượng lớn lợi khuẩn và hại khuẩn trong đường ruột, điều này làm xáo trộn hoạt động tự nhiên của hệ tiêu hóa, dễ gây ra các bệnh nguy hiểm.

Người bị bệnh về mắt không nên ăn tỏi

Y học cổ truyền cho rằng, ăn tỏi trong suốt thời gian dài sẽ hại gan, hại mắt do đó những người mắc bệnh về mắt thì không nên ăn tỏi. Đặc biệt là các bệnh nhân yếu, khí huyết hư nhược…