Muối hành chỉ cần cho 1 thìa này vào: Khử hết mùi hăng, giòn ngon, không lo nổi váng

Nguyên liệu này không hề khó tìm, gần như gia đình nào cũng có.

Empty

“Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Đôi câu thơ đã đi vào tiềm thức của người Việt Nam từ xa xưa. Cùng với thịt mỡ, bánh chưng, thì dưa hành cũng là món ăn không thể thiếu trong các bữa ăn ngày Tết. Món ăn này mang ý nghĩa mong cả năm sung túc, no đủ.

Dưa hành muối được muối vào những ngày đông, khi hành củ vừa được thu hoạch từ vụ hoa màu, để đúng dịp Tết thì chín vừa tới, có vị chua nhẹ và không bị hăng. Trong mâm cỗ Tết, ngoài những món béo ngậy, giàu chất đạm như thịt gà, giò chả thì không thể thiếu vị chua giòn thơm của những củ hành muối.

Không những thế, trong y học cổ truyền, hành còn được đánh giá cao với nhiều lợi ích sức khỏe, có khả năng kháng khuẩn và tốt cho hệ tiêu hóa.

Hành muối là món ăn quen thuộc, nhưng làm thế nào để hành giòn, để được lâu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây là công thức muối hành bạn có thể tham khảo để làm cho gia đình mình dịp Tết này.

Cách chọn hành tím ngon muối chua

Hành tím ngon thường là những củ hành có kích thước to vừa phải, vỏ ngoài khô đều, cầm lên có cảm giác chắc tay. Vỏ ngoài có màu tím tươi, đều màu, bên trong căng mọng.

Để muối dưa hành ngon, bạn nên chọn những củ hành tím có vỏ ngoài lành lặn, không bị trầy, xước. Không nên chọn những củ mềm, chảy nước hoặc mốc. Cách tốt nhất bạn nên chọn mua hành Lý Sơn, bởi loại hành tím này có vị cay và giòn nhiều hơn so với những loại hành khác, phù hợp dùng để muối chua.

Empty

Nguyên liệu:

– 1 kg hành củ

– 1.5 lít nước lọc

– 70 gram muối

– 1 thìa canh đường trắng

– 1 thìa dấm hoặc rượu trắng

Chuẩn bị:

Chọn hành bánh tẻ để bớt vị hăng và có thể rút ngắn thời gian muối thành phẩm.

Hành sau khi mua về để nguyên vỏ thả vào ngâm trong thau nước vo gạo khoảng 1 đêm. Ngâm xong, bạn cho hành tím ra rổ, dùng tay bóc vỏ và cắt bỏ một phần rể ngoài. Lưu ý, không nên cắt bỏ đi hết phần góc hành sẽ làm hành sau khi muối dễ bị hư, úng.

Sau khi sơ chế sạch sẽ bạn thả vào ngâm thêm khoảng 5 phút nữa trong thau nước muối pha loãng, rửa sạch lại với nước sạch, để ráo nước.

Gừng tươi sau khi mua về dùng dao gọt bỏ đi phần vỏ bên ngoài, rửa sạch với nước rồi băm nhỏ.

Ớt chỉ thiên lặt bỏ phần cuốn, rửa sạch, cắt thành từng lát mỏng.

Ngâm hành vào thau nước sau khi cắt để tránh cay mắt. Rửa hành thật sạch và để ráo nước.

Empty

Muối dưa hành không nổi váng, trắng giòn

1. Đun sôi hỗn hợp nước, đường và muối. Có thể điều chỉnh lượng muối cho vừa khẩu vị nhưng đảm bảo hỗn hợp hơi đậm đà.

2.  Khi hỗn hợp nước muối còn hơi ấm, có thể thêm 1 thìa rượu trắng để tăng hương vị, hạn chế nối váng, giúp món ăn bảo quản được lâu. Bởi trong thành phần của rượu trắng nồng độ cao sẽ giúp khử trùng, giữ hương vị và độ giòn của món ăn.

3. Để dưa muối không bị nổi bọt trắng, bạn nên tiệt trùng và lau thật khô hủ thủy tinh trước khi muối. Sau đó, bạn cho hành vào hũ và đổ hỗn hợp nước đã pha sao cho ngập hết lượng hành.

4. Dùng vỉ tre hoặc vật nặng để nén hành chìm trong nước.

5. Để hành muối trong khoảng 7 – 10 ngày nếu thời tiết ấm, có thể lâu hơn nếu trời lạnh hoặc hành già.

6.  Sau khi nếm thử và hài lòng với hành muối, có thể vớt hành ra và ngâm vào nước muối loãng để bảo quản và giữ được lâu hơn.

muoi-dua-hanh-ngon11

Trước khi ăn, bạn có thể loại bỏ lớp vỏ ngoài, cắt đầu và cuống hành để trông đẹp mắt hơn. Bạn cũng có thể thêm một ít nước mắm vào đĩa hành muối trước khi thưởng thức để tăng hương vị.

Lưu ý rằng việc sử dụng rượu trắng trong hỗn hợp nước muối là tùy thuộc vào khẩu vị của mỗi gia đình.