Sang năm 2024, người dân được phép xây nhà trên đất vườn không bị phá dỡ chỉ cần làm một thủ tục sau

 

Đất vườn là gì?

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 phân loại đất đai thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Bên cạnh đó, Điều 103 Luật Đất đai 2013 có quy định cách xác định phần diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở (một thửa đất gồm cả đất ở, đất vườn, ao).

Quy định pháp luật hiện nay không giải thích thế nào là đất vườn. Tuy nhiên, tại Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC có hướng dẫn quy định:

Đất vườn tạp: Là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.

Theo đó, có thể hiểu đất vườn là phần đất dùng để trồng cây hàng năm hoặc lâu năm trong một thửa đất riêng hoặc nằm trong cùng thửa đất với đất ở, đất vườn là loại đất có thể liền kề với đất thổ cư hoặc có thể là thửa riêng.

Phân biệt đất vườn và đất trồng cây lâu năm? Điều kiện chuyển đất vườn lên đất thổ cư năm 2023 là gì?

Điều kiện để đất vườn lên đất thổ cư mới nhất hiện nay là gì? Đất vườn và đất thổ cư khác nhau ở điểm nào? (Hình từ Internet)

Đất trồng cây lâu năm là gì?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp.

Cũng theo Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC quy định:

Đất trồng cây lâu năm là diện tích đất chuyên trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lâu năm khác kể cả trong và ngoài khu dân cư, có thời gian sinh trưởng trên một năm mới được thu hoạch sản phẩm và đất vườn ươm cây giống nông nghiệp lâu năm.

Tạm quy ước đất trồng chuối, dứa (thơm), nho, thanh long cũng thống kê ở chỉ tiêu này.
Căn cứ Mục 1.1.2 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định:
Đất trồng cây lâu năm là đất sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Tài nguyên và Môi trường, bao gồm :

– Cây công nghiệp lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm dùng làm nguyên liệu để sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu, dừa, v.v;

– Cây ăn quả lâu năm: Là cây lâu năm cho sản phẩm là quả để ăn tươi hoặc kết hợp chế biến như cây bưởi, cam, chôm chôm, mận, mơ, măng cụt, nhãn, sầu riêng, vải, xoài, v.v;

– Cây dược liệu lâu năm là cây lâu năm cho sản phẩm làm dược liệu như hồi, quế, đỗ trọng, long não, sâm, v.v;

– Các loại cây lâu năm khác là các loại cây lâu năm để lấy gỗ, làm bóng mát, tạo cảnh quan (như cây xoan, bạch đàn, xà cừ, keo, hoa sữa, bụt mọc, lộc vừng, v.v); kể cả trường hợp trồng hỗn hợp nhiều loại cây lâu năm khác nhau hoặc có xen lẫn cây lâu năm và cây hàng năm.

Trường hợp đất trồng cây lâu năm có kết hợp nuôi trồng thủy sản, kinh doanh dịch vụ thì ngoài việc thống kê theo mục đích trồng cây lâu năm còn phải thống kê thêm theo các mục đích khác là nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích khác thì thống kê theo cả hai mục đích đó).

Phân biệt đất vườn và đất trồng cây lâu năm?

Điểm giống nhau của hai loại đất này đó là chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép như: xây dựng nhà ở, công trình phụ…, nếu cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt.

Điểm khác biệt lớn nhất của hai loại đất này chính là mục đích sử dụng. Trong đó:

– Đất vườn là loại đất vừa có thể trồng cây lâu năm và cây hàng năm. Thửa đất được xác định là đất vườn phải gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong khu dân cư.

– Đất trồng cây lâu năm: Chỉ được trồng những loại cây chỉ cần trồng một lần nhưng sinh trưởng và thu hoạch trong nhiều năm gồm cây ăn quả lâu năm, cây công nghiệp lâu năm, cây dược liệu lâu năm…

Điều kiện chuyển đất vườn lên đất thổ cư năm 2023 là gì?

Tại điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp

Tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Như vậy, UBND cấp huyện cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất vườn sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau:– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (nếu không cho phép thì phải đợi).– Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.Và khi chuyển đất vườn thành đất thổ cư (đất ở) phải xin phép UBND cấp huyện và chỉ được chuyển khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở sẽ bị phạt tiền và buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu